About us

 BAN GIÁM HIỆU

 CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (FAQ)

 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

 Cựu sinh viên

 danh muc dang bo

 Danh muc KTKT En

 danh muc van ban

 ĐÀO TẠO CHÍNH QUY

 ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

 General Introduction

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu chung

 GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU

 HỌC VIÊN - NGHIÊN CỨU SINH

 Home

 HOME

 Introduction

 Introduction

 LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP

 menu94

 News

 QTKD danh mục

 SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU

 SINH VIÊN

 SỰ KIỆN

 TÀI NGUYÊN HỌC TẬP

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo chung

 THÔNG TIN CHUNG

 Thông tin VNU

 Tin tức

 Tin tức

 Tin tức hoạt động

 Tin tức hoạt động

 Tin tức hoạt động

 Trang chủ

 ueb2019

 WELCOME

 Xuất bản phẩm

 ♔ Đào tạo và tuyển sinh

 About GPAC

 About us

 Articles published in international journals

 Các khoa

 Chuỗi báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam

 Chương trình ĐT thạc sĩ

 Dành cho cán bộ

 Danh mục

 Đào tạo

 ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO

 Editorial Board

 General Introduction

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu hoạt động HTPT

 Hoạt động chuyên môn

 Hội đồng Biên tập

 INTRODUCTION

 Introduction

 Letter from Editor-in-Chief

 Lịch sử phát triển

 Lịch sử phát triển

 Lịch sử phát triển

 News

 News

 News

 PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG UEB

 Program Criteria

 RANKINGS

 TÀI NGUYÊN NGHIÊN CỨU

 THÔNG BÁO

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 THÔNG TIN TUYỂN SINH

 Thư ngỏ

 Tin hoạt động

 Tin tức - Hoạt động

 Tuyển sinh đại học

 Undergraduate

 Upcoming

 Vài nét về Trường ĐHKT

 Văn bản Trường ĐHKT

 Về hoạt động nghiên cứu

 ♕ Nghiên cứu khoa học

 About PPDS

 Các câu lạc bộ sinh viên

 Các trung tâm

 Chương trình đào tạo

 Chương trình đào tạo

 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 Chương trình ĐT tiến sĩ

 Cơ cấu tổ chức

 ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN

 Dành cho sinh viên

 Đề tài cấp Nhà nước

 ĐHKT - những chặng đường

 ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG

 Events

 Giới thiệu

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu về Viện

 Hội đồng biên tập

 Hội thảo

 Important Dates

 Kế hoạch đào tạo

 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

 Lịch trình đào tạo

 Lý do chọn ĐHKT

 Message of the Rector

 News

 News

 News

 Nghiên cứu

 NHÀ NGHIÊN CỨU

 Nhận diện thương hiệu

 Notices

 Postgraduate

 Research Product

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Thông điệp của hiệu trưởng

 Tin tức

 TIN TỨC CHUNG

 Tin tức hoạt động

 Tin tức và sự kiện

 Trainings

 Tuyển sinh sau đại học

 Tuyển sinh sau đại học CLC

 Văn bản ĐHQGHN

 ♖ Hợp tác phát triển

 Academic exchange

 Academic programs

 Admission

 Archives

 Các ngành đào tạo của ĐHKT

 CẨM NANG ĐẠI HỌC

 Categories & Prizes

 Chương trình đào tạo

 Cơ cấu tổ chức

 Cooperation

 Đào tạo

 Đào tạo

 Đào tạo ngắn hạn

 Đề tài cấp Đại học Quốc gia

 Đối tác trong nước

 Đối tác và bảo trợ

 ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU VÀ DỊCH VỤ

 General Introduction

 Giáo dục - Đào tạo

 Giới thiệu

 Hỗ trợ sinh viên

 Hợp tác

 Information for

 Instructions to Authors

 Kế hoạch chiến lược

 Kế hoạch hoạt động

 Kế hoạch nhiệm vụ

 KEYNOTE SPEAKERS

 Lãnh đạo Trường ĐHKT

 Nghiên cứu - trao đổi

 Nội quy

 Organizer

 PAST-CONFERENCES

 Research

 Research

 Research project

 Sinh viên cần biết

 Số đã xuất bản

 Sự kiện trong năm

 SỨ MỆNH TẦM NHÌN

 Thể lệ gửi bài

 Thời khóa biểu

 Thông báo

 THÔNG BÁO

 TIN TỨC

 Trainings

 Tư vấn chính sách

 Tuyển sinh đại học CLC

 Về thầy cô

 Xuất bản phẩm

 ♙ Bản tin

 ACCEPTED PAPERS

 Announcement

 Announcements

 Ba công khai

 Books

 Các tổ chức đoàn thể

 Cultural exchange

 Đăng ký lớp học phần

 Đào tạo

 Đào tạo

 Đối tác nước ngoài

 Editorial Board

 FIBE & Me

 Giải thưởng

 Giảng viên

 Guide for Authors

 Học bổng

 Học bổng - Học phí

 Hướng dẫn tác giả

 Judges

 Khóa học kỹ năng

 Library

 Lịch thi

 News and Events

 Nghiên cứu

 Nghiên cứu

 Nghiên cứu khoa học

 Nghiên cứu khoa học

 Partnership

 Research

 Sinh viên

 SỰ KIỆN

 Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi

 Thông báo

 Thông tin tham khảo

 Tin tức

 Trainings

 TRAO ĐỔI GIẢNG VIÊN

 TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

 Về chúng tôi

 ♗ FIBE & Tôi

 Biểu mẫu

 Bulletin

 Chân dung nhà giáo

 Chia sẻ

 Đảm bảo chất lượng

 Dịch vụ

 Đối tác

 Đối tác của Trường ĐHKT

 Học phí

 Hợp tác

 Hợp tác

 Hợp tác

 Khẩu hiệu hành động

 Lịch công tác

 Lịch thi học kỳ

 Lịch trình đào tạo

 Môi trường học tập

 More Information

 Nghiên cứu khoa học

 Nghiên cứu và Ấn phẩm

 Nhóm nghiên cứu mạnh

 Phiếu nhập điểm

 Research

 Resources

 Sinh viên

 Sinh viên

 Students and Alumni

 Thời khóa biểu

 Thông báo

 Thông báo

 THÔNG ĐIỆP LÃNH ĐẠO

 Tin tức

 TUYỂN DỤNG

 Tuyển sinh chương trình ĐT thứ hai bằng kép

 Văn bản hướng dẫn

 ♘ Giới thiệu

 CƠ CẤU TỔ CHỨC

 Contact

 Contact

 Contact us

 Đào tạo

 Development Cooperation

 Get Involved

 Gương mặt sinh viên

 Học và thi

 Học viên

 Hỏi - đáp

 Hợp tác phát triển

 Hợp tác phát triển

 Ký túc xá

 Lịch công tác

 Luận văn

 Presenter

 Sản phẩm KHCN tiêu biểu

 Thông báo

 Tin tức

 Tổ chức - nhân sự

 Triết lý giáo dục

 Tuyển sinh chương trình liên kết quốc tế

 Ý kiến bạn đọc

 Bài báo quốc tế

 Hoạt động Đảng - Đoàn thể

 Kế hoạch chiến lược

 Library

 Liên hệ

 Liên hệ

 Nghiên cứu - tư vấn

 Nghiên cứu khoa học

 Nhân vật - Sự kiện

 Phiếu nhập điểm

 Publication

 Students and Alumni

 Sydney Genesis

 Tài liệu văn bản - Hướng dẫn

 Thông báo

 Thông tin luận án

 THƯƠNG HIỆU

 Tư vấn và Đào tạo cao cấp

 Tuyển sinh

 Bài báo trong nước

 Biểu mẫu

 Chỉ dẫn đường đi

 Cơ sở dữ liệu Đảm bảo Chất lượng

 Công bố quốc tế của NCS

 Đảm bảo chất lượng

 Đào tạo ngắn hạn

 ĐBCL GIÁO DỤC

 Direction

 EDNA Genesis

 Hoạt động của sinh viên

 Học vụ

 Hợp tác phát triển

 Lịch Lãnh đạo khoa

 Niên luận - khóa luận

 Sinh viên tình nguyện

 Thông báo

 Tin tức hoạt động

 Tốt nghiệp

 Trao đổi

 Các nhà tài trợ

 Chuyên đề

 Cơ sở vật chất

 Cuộc sống sinh viên

 Đảm bảo chất lượng

 Đào tạo

 FAQs

 Liên hệ

 Liên hệ

 Liên hệ

 Liên hệ

 NCKH sinh viên

 Sinh viên nước ngoài

 Thông báo

 THÔNG TIN VNU

 Trọng số môn học

 Văn bản - Hướng dẫn

 Bài phát biểu của Hiệu trưởng

 BÁO CHÍ NÓI VỀ UEB

 Chỉ đường

 Đào tạo

 ĐHKT qua báo chí

 Download tài liệu NCKH

 Đường đến trường

 Hệ thống công nghệ thông tin

 News

 Sách đã xuất bản

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Tin tức

 Văn bằng

 About us

 Hệ thống website ĐHKT

 Kỷ yếu

 Liên hệ

 Trao đổi

 Tuyển dụng

 Văn bằng

 Việc làm cho sinh viên

 Bản tin Kinh tế Phát triển

 Biểu mẫu công tác SV

 Liên hệ

 Văn bản hướng dẫn

 Hỏi - đáp

 Khen thưởng - Kỷ luật

 Nghiên cứu khoa học

 Sắp diễn ra

 Sổ tay cán bộ Đoàn - Hội

 Academics

 In ấn - Xuất bản

 Liên hệ

 Thông báo

 Cooperation

 Đề tài đang thực hiện

 Research

 Cuộc thi khởi nghiệp

 Đề tài đã thực hiện

 Biểu mẫu về NCKH

 Hợp tác phát triển

 Video

 Văn bản hướng dẫn

 Campus

 Câu hỏi thường gặp

 Liên hệ

 Nghiên cứu

 Danh bạ web

 Sinh viên

 Liên hệ

 Góc chuyên môn

 Chương trình trao đổi quốc tế

 Chương trình trao đổi trong nước

 Hợp tác phát triển

 Văn bản - Biểu mẫu

 Cẩm nang sinh viên năm học 2021 - 2022

 Quy định về công tác SV

 Thư viện dùng chung khối ngành Kinh tế

 Hỏi - đáp về công tác SV

 test

 Giảng viên ĐHKT

 Học giả quốc tế

 Liên hệ

 Chỉ dẫn & bản đồ

Giải pháp khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản hậu Covid-19

Tác động của dịch Covid-19 khiến thị trường bất động sản rơi vào tình trạng sụt giảm trong ngắn hạn. Kể từ thời điểm chính sách cách ly xã hội kết thúc, thị trường bất động sản được đánh giá là đang khởi sắc trở lại. Nhưng bài toán về khơi thông dòng vốn đến hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn.


Bối cảnh thị trường bất động sản hậu Covid-19

Khởi phát từ đầu năm 2020, tính đến tháng 7/2020, đại dịch Covid-19 đã lan rộng ra hầu hết các quốc gia với số ca nhiễm lên tới hàng triệu người. Đại dịch vẫn chưa có tín hiệu dừng lại khi làn sóng lây nhiễm lần 2 đã bắt đầu xuất hiện tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Singapore, Mỹ…Tác động của đại dịch đã khiến nền kinh tế phải đối diện với cú sốc cung lẫn cú sốc cầu từ quy mô toàn cầu, quốc gia, thành phố trên thế giới. Tại Việt Nam, dù số ca lây nhiễm vẫn tiếp gia tăng nhưng đây là các trường hợp từ nước ngoài trở về. Điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội là tình hình kiểm soát đại dịch tốt và chính sách gỡ bỏ cách ly xã hội từ tháng 4 đã tạo ra sự an tâm trong xã hội. Các chính sách kích cầu và những gói hỗ trợ đã được Chỉnh phủ mạnh tay đẩy ra thị trường.

Là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, sự phát triển của thị trường bất động sản phụ thuộc lớn vào tình hình kinh tế vĩ mô. Trong quý I, thị trường bất động sản rơi vào trạng thái sụt giảm vì chính sách cách ly và tâm lý ám ảnh bởi dịch bệnh lan nhanh. Hiện tại, thị trường bất động sản đang chuyển động phục hồi trở lại. Tuy nhiên, dù Việt Nam đang bước vào giai đoạn hồi phục với kỳ vọng khởi sắc mới nhưng thị trường bất động sản vẫn đang đứng trước những thách thức lớn, đặc biệt là bài toán huy động vốn trong triển khai dự án của các doanh nghiệp địa ốc.

Thực trạng huy động vốn của doanh nghiệp địa ốc

Để phát triển dự án, doanh nghiệp địa ốc sẽ sử dụng các nguồn vốn như: Vốn từ ngân hàng thương mại, vốn từ trái phiếu, vốn đầu tư nước ngoài, vốn từ khách hàng, vốn tự có, vốn từ thị trường chứng khoán và từ một số nguồn khác

Về nguồn vốn từ ngân hàng thương mại, doanh nghiệp địa ốc đang gặp khó từ nguồn vốn này khi chính sách tín dụng dù được chủ trương mở rộng thông qua giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ các doanh nghiệp sau Covid-19, tuy nhiên trong thực tế vốn được giải ngân còn rất hạn chế. Nếu như trước đây, các dự án như condotel đều có thể tiếp cận vay vốn từ ngân hàng thì đến hiện tại, khả năng duyệt soát hồ sơ từ hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn khắt khe vì chính hệ thống ngân hàng đang phải xử lý nguồn nợ xấu lớn trước đây chưa xong lại tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các món nợ xấu do Covid-19.

Về vốn từ trái phiếu, đây được coi là nguồn nhựa sống chính cứu doanh nghiệp. Báo cáo của công ty cổ phần chứng khoán SSI, quý I/2020, nhóm các doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu về khối lượng phát hành với tỷ lệ 49%, tương ứng với 23.202 tỷ đồng. Lãi suất phát hành bình quân trong quý I là 10,77%/năm, tăng 43 điểm cơ bản so với bình quân năm 2019, dù kỳ hạn bình quân ngắn hơn 1-2 tháng.

Trong quý I đã có có 33 doanh nghiệp bất động sản phát hành tổng cộng 23.200 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ và bằng 18,3% tổng lượng phát hành cả năm ngoái.

Thống kê cho thấy, một số doanh nghiệp phát hành lượng lớn trái phiếu có thể kể tới như: TNR Holdings với trên 5.300 tỷ đồng chia thành nhiều đợt phát hành, lãi suất bình quân 10,9%, kỳ hạn hơn bốn năm; Phú Mỹ Hưng với 900 tỷ đồng lãi suất 7,15%; Tập đoàn Sovico cũng phát hành 1.550 tỷ đồng...

Một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất khá cao như Địa ốc Sông Tiên phát hành 600 tỷ đồng, lãi suất 11%, Công ty bất động sản Đông Dương với trị giá trái phiếu 1.200 tỷ đồng, lãi suất 12%, kỳ hạn bốn năm; Công ty City Garden với 1.598 tỉ đồng, lãi suất 13,3%, kỳ hạn bình quân hơn hai năm.

Trong khi đó, nhóm ngân hàng mua lại trái phiếu của doanh nghiệp địa ốc khá lớn. Đợt phát hành 550 tỷ đồng trái phiếu từ ngày 3/6-31/7/2019 của Công ty Phát triển bất động sản Phát Đạt được Ngân hàng MB mua toàn bộ, hay 800 tỷ đồng trái phiếu của Công ty CP Đầu tư Văn Phú – Invest phát hành ngày 9/5/2019 đã được VPBank mua toàn bộ.

Việc ngân hàng mua lại trái phiếu của doanh nghiệp địa ốc đặt ra rủi ro về tính an toàn của dòng vốn. Đây được coi là con đường vay tiền khác của doanh nghiệp địa ốc. Dùhuy động vốn thông qua kênh trái phiếu được coi là hiệu quả nhưng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lớn. Lãi suất cao của trái phiếu địa ốc là hấp dẫn, nhưng nếu khả năng trả nợ không thể thực hiện khi đến kỳ sẽ tạo ra sự đổ vỡ liên hoàn của doanh nghiệp địa ốc – ngân hàng – nhà đầu tư và rộng ra là cuộc chạy đua xuống đáy của thị trường bất động sản.

Về vốn từ chứng khoán, nhiều năm nay, nhóm doanh nghiệp bất động sản đã không còn tăng vốn bằng con đường phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu. Hơn nữa, các nhà đầu tư cho rằng, doanh nghiệp địa ốc luôn cần lượng vốn rất lớn. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp phải tăng vốn bằng lợi nhuận để lại. Đây thực chất chỉ là kỹ thuật tài chính chứ không thu được dòng tiền thật sự cho doanh nghiệp.

Hiện tại có thể thấy, doanh nghiệp bất động sản rất khó hút vốn trên thị trường chứng khoán vì đặc thù của nhóm, trừ một vài doanh nghiệp thật sự chất lượng về mặt quỹ đất, quản trị hay tiềm năng tăng trưởng mạnh. Mặt khác, ảnh hưởng của Covid-19 khiến thị trường chứng khoán đã không còn là kênh hút tiền mạnh mẽ. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động vốn phát triển dự án của doanh nghiệp địa ốc..

Về dòng vốn ngoại, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào bất động sản ở ngưỡng tốt. Nhưng thực tế, muốn thu hút dòng vốn ngoại, doanh nghiệp bất động sản phải có thương hiệu mạnh, nền tảng doanh nghiệp tốt mới hút được dòng vốn này. Do đó, có thể nói nguồn tiền này là hữu hạn cho nhóm doanh nghiệp bất động sản trên thị trường. Trường hợp khác, doanh nghiệp muốn có vốn buộc phải bán cổ phần theo hình thức M&A với doanh nghiệp ngoại, nhưng rủi ro không nhỏ. Chưa kể, ảnh hưởng Covid-19 còn khiến một số doanh nghiệp ngoại rút vốn về nước.

Thách thức đối với huy động vốn của doanh nghiệp địa ốc

Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản đang đứng trước bài toán khó trong huy động vốn:

Thứ nhất, nguồn vốn kinh doanh suy giảm từ ảnh hưởng của dịch bệnh. Hơn 3 tháng sụt giảm bởi dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc đã phải cắt giảm nhân sự và các kế hoạch truyền thông. Việc tạm hoãn mở bán dự án đã làm sụt giảm nghiêm trọng dòng tiền quay vòng. Tâm lý giữ tiền mặt, lo sợ khủng hoảng cũng làm giảm lực cầu từ phía khách hàng. Dù đến nay, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu khởi sắc, phục hồi trở lại nhưng tính chắc chắn trong bài toán kinh doanh của doanh nghiệp địa ốc vẫn còn lo ngại.

Thứ hai, dòng tiền dành cho triển khai dự án sẽ bị thu hẹp. Tính đến thời điểm hiện tại khi dịch Covid vẫn chưa có dấu hiệu tạm lắng, cũng như việc điều chế vắc xin được dự báo sẽ phải mất 12-18 tháng, điều này đồng nghĩa với sự đoán định hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là khó đưa ra. Nếu nền kinh tế thế giới suy yếu mà điển hình cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính của Mỹ lao dốc không phanh thì kinh tế Việt Nam sẽ còn nhiều thách thức. Tâm lý của doanh nghiệp địa ốc vẫn e dè và cẩn trọng trong bài toán kinh doanh. Khoản dự phòng được trích lập gia tăng, bởi doanh nghiệp phải tính toán đến khả năng trụ vững trong thời gian tới. Thứ ba, thực tiễn, doanh nghiệp địa ốc đã bị đẩy vào bài toán nguồn vốn từ nhiều năm qua khi Ngân hàng Nhà nước liên tục có chủ trương siết tín dụng vào thị trường bất động sản. Kể từ tháng 5/2016, Thông tư 06/2016/TT – NHNN đã thay thế Thông tư 346/2016/TT – NHNN về điều chỉnh tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, trong lĩnh vực bất động sản từ 60% xuống 50%. Theo đó, dư địa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chỉ còn khoảng 15%, điều này tác động giảm đáng kể nguồn vốn tín dụng ngân hàng vào thị trường bất động sản.

Những năm sau đó, Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017, Thông tư 16/2018/TT-NHNN ngày 31/7/2018 lần lượt ra đời với lộ trình tiếp tục siết chặt tín dụng vào thị trường bất động sản. Tháng 1/2020, Thông tư 22/2019/TT-NHNN chính thức có hiệu lực, siết chặt vốn đổ vào bất động sản. Cụ thể, từ ngày 1/1/2020 đến ngày 30/9/2020, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn là 40%; từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2020 là 37%; từ ngày 1/10/2021 đến ngày 30/9/2022 là 34% và kể từ ngày 1/10/2022 sẽ giảm xuống 30%.

Tỷ lệ an toàn vốn (áp dụng đối với các ngân hàng chưa thực hiện theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN) được quy định nhằm kiểm soát, hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản chuyển dòng tiền cho vay vào các kênh sản xuất - kinh doanh khác và phân khúc ít rủi ro hơn như nhà ở xã hội và quan trọng hơn là giúp các ngân hàng có lộ trình hướng đến áp dụng Thông tư 41/2016 vào năm 2023. Ngoài ra, cơ quan quản lý còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%, bên cạnh áp dụng hệ số rủi ro từ 50-150% với các khoản vay cá nhân phục vụ mua nhà.

Chính sách siết tín dụng của Ngân hàng Nhà nước được đánh giá là rào cản lớn đối với doanh nghiệp địa ốc trong huy động vốn từ phía ngân hàng thương mại khi đây là một trong nguồn vốn chủ đạo, chiếm tới 70-75% vốn phát triển dự án.

Giải pháp khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản hậu Covid-19

Khi Covid chưa chính thức chấm dứt và kinh tế thế giới chưa thể dự báo về mức độ hồi phục, định hướng cho kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng sẽ còn biến động khó lường. Chính vì vậy, việc khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp địa ốc trong bối cảnh hiện nay vẫn là vấn đề cần tháo gỡ. Giải bài toán này không chỉ gia tăng sức khoẻ cho doanh nghiệp mà còn đảm bảo cho thị trường bất động sản phát triển minh bạch, ổn định, lâu dài.

Một số giải pháp đề xuất của tác giả nhằm khơi thông dòng vốn này như sau:

Thứ nhất, xây dựng môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch, thông tin công khai. Về thực tế, đây là giải pháp tác động gián tiếp giúp dòng vốn kinh doanh quay vòng. Khi môi trường kinh doanh minh bạch, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động được chiến lược kinh doanh. Sự thông thoáng của hành lang pháp lý và cơ chế chính sách hỗ trợ còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, chí phí phát sinh khác trong việc triển khai, thực hiện dự án.

Thứ hai, xây dựng quỹ đầu tư bất động sản. Việc xây dựng quỹ đầu tư bất động sản không chỉ tạo kênh huy động vốn từ xã hội mà còn tạo ra bệ đỡ lâu dài cho doanh nghiệp địa ốc.

Thứ ba, chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản cần có lộ trình theo hướng trung và dài hạn, tránh những động thái siết đột ngột có thể đẩy thị trường vào tình trạng bất động. Mặt khác, chính sách tín dụng cần được đánh giá, tổng kết việc thực hiện trong thời gian vừa qua. Bối cảnh tác động của dịch Covid-19, chính sách tín dụng cần có động thái hỗ trợ, khơi thông dòng vốn tích cực và hiệu quả hơn.

Thứ tư, cần có đánh giá thực tế về sử dụng nguồn vốn trong phát triển dự án của doanh nghiệp địa ốc. Các số liệu thực tế sẽ là nguồn dữ liệu để các cơ quan hoạch định chính sách có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp địa ốc.

Thứ năm, các hoạt động thanh tra, giám sát cần phải đặt ra bên cạnh quy phạm pháp luật chặt chẽ về phát hành trái phiếu của doanh nghiệp địa ốc. Điều này không chỉ giúp thị trường phát triển minh bạch mà còn giảm thiểu rủi ro trong đổ vỡ sau này.

Với những chính sách vĩ mô mà Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang hướng tới nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi nhanh nhất sau Covid-19, với những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khó khăn của khu vực và toàn cầu, tác giả hy vọng thị trường bất động sản Việt Nam cũng sẽ được nâng đỡ và bứt phá trở lại, đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2020 cũng như trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

1. Luật các tổ chức tín dụng, 2010.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016. Thông tư 06/2016/ TT-NHNN

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2017.Thông tư 19/2017/TT-NHNN

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2018.Thông tư 16/2018/TT-NHNN

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2019.Thông tư 22/2019/TT-NHNN

6. PGS.TS Trần Kim Chung, Nguồn lực tài chính thức đẩy thị trường bất động sản Việt Nam phát triển, Tạp chí tài chính, tr6-tr9, kỳ 1, tháng 7/2019.

7. SSI, Báo cáo kinh tế quý I/2020

8. https://cafef.vn/dia-oc-van-hut-khach-bang-trai-phieu-lai-cao-20200629164009966.chn


Nguyễn Mai Linh, Học viên cao học Lớp QH-2018-E


Các tin khác