About us

 BAN GIÁM HIỆU

 CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (FAQ)

 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

 Cựu sinh viên

 danh muc dang bo

 Danh muc KTKT En

 danh muc van ban

 ĐÀO TẠO CHÍNH QUY

 ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

 General Introduction

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu chung

 GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU

 HỌC VIÊN - NGHIÊN CỨU SINH

 Home

 HOME

 Introduction

 Introduction

 LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP

 menu94

 News

 QTKD danh mục

 SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU

 SINH VIÊN

 SỰ KIỆN

 TÀI NGUYÊN HỌC TẬP

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo chung

 THÔNG TIN CHUNG

 Thông tin VNU

 Tin tức

 Tin tức

 Tin tức hoạt động

 Tin tức hoạt động

 Tin tức hoạt động

 Trang chủ

 ueb2019

 WELCOME

 Xuất bản phẩm

 ♔ Đào tạo và tuyển sinh

 About GPAC

 About us

 Articles published in international journals

 Các khoa

 Chuỗi báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam

 Chương trình ĐT thạc sĩ

 Dành cho cán bộ

 Danh mục

 Đào tạo

 ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO

 Editorial Board

 General Introduction

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu hoạt động HTPT

 Hoạt động chuyên môn

 Hội đồng Biên tập

 INTRODUCTION

 Introduction

 Letter from Editor-in-Chief

 Lịch sử phát triển

 Lịch sử phát triển

 Lịch sử phát triển

 News

 News

 News

 PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG UEB

 Program Criteria

 RANKINGS

 TÀI NGUYÊN NGHIÊN CỨU

 THÔNG BÁO

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 THÔNG TIN TUYỂN SINH

 Thư ngỏ

 Tin hoạt động

 Tin tức - Hoạt động

 Tuyển sinh đại học

 Undergraduate

 Upcoming

 Vài nét về Trường ĐHKT

 Văn bản Trường ĐHKT

 Về hoạt động nghiên cứu

 ♕ Nghiên cứu khoa học

 About PPDS

 Các câu lạc bộ sinh viên

 Các trung tâm

 Chương trình đào tạo

 Chương trình đào tạo

 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 Chương trình ĐT tiến sĩ

 Cơ cấu tổ chức

 ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN

 Dành cho sinh viên

 Đề tài cấp Nhà nước

 ĐHKT - những chặng đường

 ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG

 Events

 Giới thiệu

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu về Viện

 Hội đồng biên tập

 Hội thảo

 Important Dates

 Kế hoạch đào tạo

 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

 Lịch trình đào tạo

 Lý do chọn ĐHKT

 Message of the Rector

 News

 News

 News

 Nghiên cứu

 NHÀ NGHIÊN CỨU

 Nhận diện thương hiệu

 Notices

 Postgraduate

 Research Product

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Thông điệp của hiệu trưởng

 Tin tức

 TIN TỨC CHUNG

 Tin tức hoạt động

 Tin tức và sự kiện

 Trainings

 Tuyển sinh sau đại học

 Tuyển sinh sau đại học CLC

 Văn bản ĐHQGHN

 ♖ Hợp tác phát triển

 Academic exchange

 Academic programs

 Admission

 Archives

 Các ngành đào tạo của ĐHKT

 CẨM NANG ĐẠI HỌC

 Categories & Prizes

 Chương trình đào tạo

 Cơ cấu tổ chức

 Cooperation

 Đào tạo

 Đào tạo

 Đào tạo ngắn hạn

 Đề tài cấp Đại học Quốc gia

 Đối tác trong nước

 Đối tác và bảo trợ

 ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU VÀ DỊCH VỤ

 General Introduction

 Giáo dục - Đào tạo

 Giới thiệu

 Hỗ trợ sinh viên

 Hợp tác

 Information for

 Instructions to Authors

 Kế hoạch chiến lược

 Kế hoạch hoạt động

 Kế hoạch nhiệm vụ

 KEYNOTE SPEAKERS

 Lãnh đạo Trường ĐHKT

 Nghiên cứu - trao đổi

 Nội quy

 Organizer

 PAST-CONFERENCES

 Research

 Research

 Research project

 Sinh viên cần biết

 Số đã xuất bản

 Sự kiện trong năm

 SỨ MỆNH TẦM NHÌN

 Thể lệ gửi bài

 Thời khóa biểu

 Thông báo

 THÔNG BÁO

 TIN TỨC

 Trainings

 Tư vấn chính sách

 Tuyển sinh đại học CLC

 Về thầy cô

 Xuất bản phẩm

 ♙ Bản tin

 ACCEPTED PAPERS

 Announcement

 Announcements

 Ba công khai

 Books

 Các tổ chức đoàn thể

 Cultural exchange

 Đăng ký lớp học phần

 Đào tạo

 Đào tạo

 Đối tác nước ngoài

 Editorial Board

 FIBE & Me

 Giải thưởng

 Giảng viên

 Guide for Authors

 Học bổng

 Học bổng - Học phí

 Hướng dẫn tác giả

 Judges

 Khóa học kỹ năng

 Library

 Lịch thi

 News and Events

 Nghiên cứu

 Nghiên cứu

 Nghiên cứu khoa học

 Nghiên cứu khoa học

 Partnership

 Research

 Sinh viên

 SỰ KIỆN

 Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi

 Thông báo

 Thông tin tham khảo

 Tin tức

 Trainings

 TRAO ĐỔI GIẢNG VIÊN

 TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

 Về chúng tôi

 ♗ FIBE & Tôi

 Biểu mẫu

 Bulletin

 Chân dung nhà giáo

 Chia sẻ

 Đảm bảo chất lượng

 Dịch vụ

 Đối tác

 Đối tác của Trường ĐHKT

 Học phí

 Hợp tác

 Hợp tác

 Hợp tác

 Khẩu hiệu hành động

 Lịch công tác

 Lịch thi học kỳ

 Lịch trình đào tạo

 Môi trường học tập

 More Information

 Nghiên cứu khoa học

 Nghiên cứu và Ấn phẩm

 Nhóm nghiên cứu mạnh

 Phiếu nhập điểm

 Research

 Resources

 Sinh viên

 Sinh viên

 Students and Alumni

 Thời khóa biểu

 Thông báo

 Thông báo

 THÔNG ĐIỆP LÃNH ĐẠO

 Tin tức

 TUYỂN DỤNG

 Tuyển sinh chương trình ĐT thứ hai bằng kép

 Văn bản hướng dẫn

 ♘ Giới thiệu

 CƠ CẤU TỔ CHỨC

 Contact

 Contact

 Contact us

 Đào tạo

 Development Cooperation

 Get Involved

 Gương mặt sinh viên

 Học và thi

 Học viên

 Hỏi - đáp

 Hợp tác phát triển

 Hợp tác phát triển

 Ký túc xá

 Lịch công tác

 Luận văn

 Presenter

 Sản phẩm KHCN tiêu biểu

 Thông báo

 Tin tức

 Tổ chức - nhân sự

 Triết lý giáo dục

 Tuyển sinh chương trình liên kết quốc tế

 Ý kiến bạn đọc

 Bài báo quốc tế

 Hoạt động Đảng - Đoàn thể

 Kế hoạch chiến lược

 Library

 Liên hệ

 Liên hệ

 Nghiên cứu - tư vấn

 Nghiên cứu khoa học

 Nhân vật - Sự kiện

 Phiếu nhập điểm

 Publication

 Students and Alumni

 Sydney Genesis

 Tài liệu văn bản - Hướng dẫn

 Thông báo

 Thông tin luận án

 THƯƠNG HIỆU

 Tư vấn và Đào tạo cao cấp

 Tuyển sinh

 Bài báo trong nước

 Biểu mẫu

 Chỉ dẫn đường đi

 Cơ sở dữ liệu Đảm bảo Chất lượng

 Công bố quốc tế của NCS

 Đảm bảo chất lượng

 Đào tạo ngắn hạn

 ĐBCL GIÁO DỤC

 Direction

 EDNA Genesis

 Hoạt động của sinh viên

 Học vụ

 Hợp tác phát triển

 Lịch Lãnh đạo khoa

 Niên luận - khóa luận

 Sinh viên tình nguyện

 Thông báo

 Tin tức hoạt động

 Tốt nghiệp

 Trao đổi

 Các nhà tài trợ

 Chuyên đề

 Cơ sở vật chất

 Cuộc sống sinh viên

 Đảm bảo chất lượng

 Đào tạo

 FAQs

 Liên hệ

 Liên hệ

 Liên hệ

 Liên hệ

 NCKH sinh viên

 Sinh viên nước ngoài

 Thông báo

 THÔNG TIN VNU

 Trọng số môn học

 Văn bản - Hướng dẫn

 Bài phát biểu của Hiệu trưởng

 BÁO CHÍ NÓI VỀ UEB

 Chỉ đường

 Đào tạo

 ĐHKT qua báo chí

 Download tài liệu NCKH

 Đường đến trường

 Hệ thống công nghệ thông tin

 News

 Sách đã xuất bản

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Tin tức

 Văn bằng

 About us

 Hệ thống website ĐHKT

 Kỷ yếu

 Liên hệ

 Trao đổi

 Tuyển dụng

 Văn bằng

 Việc làm cho sinh viên

 Bản tin Kinh tế Phát triển

 Biểu mẫu công tác SV

 Liên hệ

 Văn bản hướng dẫn

 Hỏi - đáp

 Khen thưởng - Kỷ luật

 Nghiên cứu khoa học

 Sắp diễn ra

 Sổ tay cán bộ Đoàn - Hội

 Academics

 In ấn - Xuất bản

 Liên hệ

 Thông báo

 Cooperation

 Đề tài đang thực hiện

 Research

 Cuộc thi khởi nghiệp

 Đề tài đã thực hiện

 Biểu mẫu về NCKH

 Hợp tác phát triển

 Video

 Văn bản hướng dẫn

 Campus

 Câu hỏi thường gặp

 Liên hệ

 Nghiên cứu

 Danh bạ web

 Sinh viên

 Liên hệ

 Góc chuyên môn

 Chương trình trao đổi quốc tế

 Chương trình trao đổi trong nước

 Hợp tác phát triển

 Văn bản - Biểu mẫu

 Cẩm nang sinh viên năm học 2021 - 2022

 Quy định về công tác SV

 Thư viện dùng chung khối ngành Kinh tế

 Hỏi - đáp về công tác SV

 test

 Giảng viên ĐHKT

 Học giả quốc tế

 Liên hệ

 Chỉ dẫn & bản đồ

Kinh tế biển xanh tạo động lực phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế biển xanh không chỉ là xu thế tất yếu toàn cầu mà còn là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, được khẳng định tại Nghị quyết số 36-NQ/TW (2018) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đặc biệt khi kinh tế biển “nâu” đang trở thành “vật cản” trên con đường phát triển bền vững kinh tế biển đất nước trong bối cảnh phức tạp, khó lường của biến đổi khí hậu và tình hình ở Biển Đông. Theo đó, phát triển bền vững kinh tế biển phải dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh, phát huy các giá trị văn hoá biển đặc trưng Việt Nam và đòi hỏi phải thực hiện thành công ba khâu đột phá chiến lược về: thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, khoa học - công nghệ biển cùng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực biển, hệ thống cơ sở hạ tầng “đa dụng”. 



Phân tích bối cảnh

Biển Việt Nam là một bộ phận quan trọng của Biển Đông, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông đối diện với Philippines, phía Nam với Brunei và Malaysia, có diện tích khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có gần 3.000 đảo lớn, nhỏ và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Các tài nguyên nổi bật trong vùng biển Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Khai thác, sử dụng không gian biển bước đầu đã mang lại hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của đất nước. Giai đoạn 2011-2022, các ngành kinh tế biển đã đóng góp lớn trong phát triển kinh tế cả nước; GDP của 28 tỉnh, thành phố ven biển luôn đạt bình quân khoảng 50%. Thu nhập bình quân/người của các địa phương ven biển đạt khoảng 97 triệu đồng năm 2022, cao hơn bình quân cả nước. Kinh tế đảo đã có sự chuyển biến căn bản, đồng thời trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu, tuy nhiên một số mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về biển chưa đạt được; chưa phát huy tốt lợi thế, tiềm năng của biển. Liên kết giữa các vùng ven biển; giữa vùng, địa phương ven biển với vùng, địa phương trong đất liền; giữa các ngành, lĩnh vực liên quan đến biển còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả; tồn tại mâu thuẫn, chồng chéo trong phát triển giữa các hoạt động kinh tế biển,... Tai biến địa chất, ô nhiễm môi trường, suy thoái hệ sinh thái có nguy cơ gia tăng bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thể chế quản lý tổng hợp và thống nhất biển đảo chưa được vận hành thông suốt và triển khai có hiệu quả.

Có thể khái quát một số điểm nghẽn về chính sách trong phát triển kinh tế biển xanh hiện nay:

* Điểm nghẽn về thể chế chính sách: 

+ Bộ tiêu chí quốc gia giầu vì biển, mạnh vì biển. Cần được thể chế hóa.

+ Chưa tính đến hài hòa lợi ích của các bên liên quan: do giới hạn về không gian biển, nguồn lực biển khan hiếm. Thế chế chính sách né tránh giải quyết vấn đề này.

+ Thiếu một quy hoạch không gian biển khoa học, hợp lý.

* Điểm nghẽn về vấn đề nhận thức:

+ Nhận thức chưa đầy đủ về vai trò vị thế về biển trong phát triển kinh tế, đảm bảo chủ quyền an ninh quốc phòng.

+ Nhận thức chưa đầy đủ về quốc gia giầu vì biển, mạnh vì biển.

+ Nhận thức chưa đầy đủ về phát triển kinh tế biển (cấp địa phương) gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH, đảm bảo an ninh quốc phòng. Ví dụ địa phương kiến nghị giảm các khu bảo tồn biển, bảo vệ tài nguyên biển,…

* Điểm nghẽn về khoa học và công nghệ biển:

+ Là nền tảng để phát triển quản trị biển. Tuy nhiên, thiếu nguồn thông tin đối tượng biến động nhanh theo thời gian và không gian.

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và phát triển kinh tế biển bền vững, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh từ biển, giàu từ biển là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Dự báo tình hình

Dự báo tình hình Biển Đông trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, tiếp tục là điểm nóng an ninh, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, bị ảnh hưởng bởi cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn kéo theo gia tăng các tập hợp lực lượng, chạy đua vũ trang tại khu vực. Trung Quốc có sự điều chỉnh chính sách theo hướng cứng rắn, quyết liệt hơn nhằm củng cố lợi ích quốc gia, bao gồm khả năng tăng cường triển khai các hoạt động khẳng định yêu sách chủ quyền tại khu vực Biển Đông. Việc Hoa Kỳ và phương Tây tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông cũng kéo theo những nguy cơ va chạm, xung đột khi tại đây xuất hiện nhiều trang thiết bị quân sự của các bên. Philippines, Indonesia và Malaysia ở các mức độ khác nhau cũng ngày càng tỏ ra kiên quyết, triển khai nhiều biện pháp cả về thực địa, pháp lý và truyền thông để củng cố lợi ích của mình trên Biển Đông. 

Chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế biển xanh không chỉ là xu thế tất yếu toàn cầu mà còn là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, được khẳng định tại Nghị quyết số 36-NQ/TW (2018) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đặc biệt khi kinh tế biển “nâu” đang trở thành “vật cản” trên con đường phát triển bền vững kinh tế biển đất nước trong bối cảnh phức tạp, khó lường của biến đổi khí hậu và tình hình ở Biển Đông. Theo đó, phát triển bền vững kinh tế biển phải dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh, phát huy các giá trị văn hoá biển đặc trưng Việt Nam và đòi hỏi phải thực hiện thành công ba khâu đột phá chiến lược về: thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, khoa học - công nghệ biển cùng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực biển, hệ thống cơ sở hạ tầng “đa dụng”. 

Phát triển kinh tế biển xanh đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ nhiều nội dung cụ thể trong kinh tế biển bằng những giải pháp khác nhau, nhằm: bảo toàn nguồn vốn tự nhiên biển, bảo đảm an ninh môi trường biển, thay đổi hành vi ứng xử của con người đối với biển đảo, quản lý tổng hợp và thống nhất quản lý nhà nước về biển đảo, quy hoạch và quản lý không gian biển, mở rộng diện tích biển được bảo tồn hiệu quả. Bên cạnh đó, cần phát huy các giá trị văn hoá biển đặc trưng Việt Nam để chuyển thành “động lực phát triển” kinh tế biển bền vững, thúc đẩy hợp tác quốc tế và tuyên truyền về phát triển bền vững kinh tế biển,…

Đối với Việt Nam, biển đảo nói chung và kinh tế biển nói riêng luôn là những vấn đề có ý nghĩa trọng đại, liên quan đến sự sinh tồn của dân tộc, nhưng rất nhạy cảm, phức tạp, khó lường. Đặc biệt, trong bối cảnh Biển Đông, nơi chứa đựng các lợi ích đan xen, nơi tồn tại các tuyên bố chủ quyền và tranh chấp biển, đảo đơn phương, phi lý của các cường quyền chính trị nước lớn. Đây cũng là một trong những thách thức trong dài hạn đối với chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế biển xanh ở nước ta. Cùng với thách thức từ biến đổi khí hậu, biến đổi đại dương, Việt Nam phải lấy tài nguyên và môi trường làm nền tảng, làm “chất xúc tác” để thúc đẩy phát triển kinh tế biển xanh, bền vững. Vì thế, bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ quyền biển đảo phải được xem là ba mặt của một vấn đề, không thể tách rời trong bối cảnh Biển Đông.   

Ngoài ra, chuyển đổi xanh trong phát triển kinh tế biển xanh và bền vững ở nước ta còn chịu tác động trực tiếp, cả trong ngắn hạn và dài hạn, từ chính các hoạt động khai thác, sử dụng biển, đảo và vùng ven biển. Các giá trị tài nguyên biển, đảo nước ta chưa phát huy được hiệu quả đích thực; một số dạng tài nguyên bị suy giảm và suy thoái; môi trường biển tiếp tục bị đầu độc bởi các nguồn thải chưa qua xử lý, chủ yếu từ nguồn đất liền; an ninh môi trường Biển Đông và biển nước ta bị đe doạ tiềm ẩn liên quan tới hành vi ứng xử thiếu thân thiện của con người; nguồn vốn tự nhiên biển, đảo chưa được bảo toàn, có mức tiêu hao lớn; phương thức khai thác biển, đảo của các ngành/nghề kinh tế biển còn lạc hậu; phát triển khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ biển chưa tương xứng với tiềm năng, có biểu hiện tụt hậu so với thế giới và khu vực;…

Rõ ràng, nếu không có các giải pháp tháo gỡ tương ứng và phù hợp thì các khó khăn, thách thức nói trên sẽ trở thành các rào cản và nút thắt trên chặng đường chuyển đổi xanh. Vì thế, việc biến thách thức thành cơ hội thông qua nhận diện đúng vấn đề, tham vấn kịp thời, dự báo sát thực và có những phản ứng chính sách phù hợp, linh hoạt, hiệu lực, hiệu quả trở thành nhu cầu thực tế khách quan trong quá trình chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế biển xanh ở nước ta. Có thể nói, dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc triển khai thực hiện chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế biển xanh ở nước ta rất cần sự đóng góp của những nhà hoạch định chính sách, nhà ra quyết định, nhà quản lý và nhà khoa học theo nhiều cách, dưới nhiều hình thức.

Khuyến nghị chính sách

Tăng cường quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển, đảo với các nhiệm vụ trọng tâm trong 

- Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển 

- Giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển

- Xây dựng các công cụ kinh tế và quy hoạch biển, vùng bờ biển

- Thích ứng với biến đổi khí hậu và đại dương

- Khuyến khích phát triển năng lượng biển tái tạo

- Tổ chức lại không gian kinh tế biển 

- Phát triển khoa học-công nghệ biển tiên tiến 

- Quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển 

- Bảo đảm an ninh, chủ quyền biển, đảo Việt Nam

- Quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển, đảo

Xây dựng, phát triển kinh tế biển gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trên hướng biển

- Đẩy mạnh phát triển KT-XH vùng biển, đảo, gắn với bảo vệ, củng cố QP-AN trên biển.

- Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

- Xây dựng, củng cố thế trận lòng dân trên khu vực biển, đảo.

- Đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

- Giải quyết hiệu quả vấn đề an sinh xã hội.

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về kinh tế biển xanh

- Tăng cường nguồn lực con người và ngân sách làm công tác tuyên truyền về biển, đảo.

- Các ban, bộ, ngành và địa phương chú trọng quản lý, phát huy hiệu lực, hiệu quả của báo chí, mạng xã hội trong tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam; phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương với nhau và giữa các cơ quan với báo chí; phối hợp nhuần nhuyễn giữa đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo với truyền thông phát triển bền vững kinh tế biển.

- Tăng cường truyền thông đối ngoại, hợp tác quốc tế về phát triển bền vững biển đảo để làm cho vấn đề Biển Đông được tiếp cận đầy đủ, toàn diện hơn; học tập kinh nghiệp của các nước trong phát triển kinh tế biển, đảo một cách bền vững.

- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông: chuyển đổi số mạnh mẽ để phù hợp với môi trường truyền thông đặc biệt trên biển, ven biển.

Giải pháp kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để bảo vệ chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông

- Kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp đồng thời kiên trì thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế là cơ sở để huy động sức mạnh đoàn kết dân tộc và ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

- Mặc dù các tranh chấp diễn ra phức tạp, Việt Nam tìm mọi cách để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, thúc đẩy quản lý tranh chấp và hợp tác một cách hiệu quả để xây dựng lòng tin, phòng ngừa xung đột.

- Chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa là cơ sở để huy động sự hỗ trợ và các nguồn lực của quốc tế để xây dựng năng lực biển.

- Hội nhập quốc tế là một trong những phương thức quan trọng để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước còn chưa nguy.

Giải pháp chống khai thác IUU

- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ và các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU và các văn bản khác có liên quan, đảm bảo đúng tiến độ; gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và lực lượng chức năng, kiên quyết xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao; kịp thời động viên, khen thưởng, khích lệ các tấm gương điển hình trong chống khai thác IUU.

- Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP ngày 12/6/2024 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản; để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

- Các ban, bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung cao điểm nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng tại địa phương (Biên phòng, Công an, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền cơ sở (xã/phường/thị trấn)...) thực hiện đồng bộ, quyết liệt, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp vừa tuyên truyền vận động, vừa kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác IUU; cụ thể:

- Tiếp tục tăng cường lực lượng, phương tiện thực hiện các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và các nước, ngăn chặn, xử lý kịp thời các tàu cá có ý định đi vi phạm vùng biển nước ngoài; kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất nhập bến, ra vào cảng kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm không để tàu cá không đảm bảo đủ điều kiện tham gia khai thác thủy sản.

- Khoanh vùng đối tượng, địa bàn trọng điểm để vừa tuyên truyền, vận động vừa kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý từ sớm, từ xa ngay trong bờ tàu cá, ngư dân có ý định đi khai thác bất hợp pháp.

- Theo dõi, giám sát chặt chẽ tàu cá hoạt động trên biển qua Hệ thống giám sát hành trình tàu cá; kịp thời trao đổi, cung cấp thông tin, phối hợp xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm khai thác IUU.

- Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý tàu cá, khẩn trương hoàn thành việc cấp giấp phép khai thác thủy sản, đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá, lắp đặt thiết bị VMS, cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho tàu cá; xử lý dứt điểm số lượng tàu cá “03 không” tại địa phương theo quy định; cập nhật đầy đủ dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase).

- Thực hiện đúng quy định việc mua bán, chuyển nhượng tàu cá tại địa phương; theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tàu cá của tỉnh hoạt động ở địa phương khác. Đảm bảo 100% tàu cá cập cảng bốc dỡ sản phẩm thủy sản khai thác và giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác tại địa phương (ghi đầy đủ, cụ thể tên loài trong hồ sơ giám sát để có cơ sở kiểm tra, cấp giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác); thu, nộp Nhật ký thu mua, chuyển tải, Nhật ký khai thác đảm bảo chất lượng, có sự kiểm tra, đối khớp với dữ liệu VMS; xử phạt nghiêm các tàu cá vi phạm về Nhật ký thu mua, chuyển tải, Nhật ký khai thác, hoạt động sai vùng.

- Tổ chức kiểm tra, rà soát công tác xác nhận, chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác tại các cảng cá, Chi cục Thủy sản và các doanh nghiệp có liên quan đảm bảo tuân thủ đúng quy định; nghiêm cấm mọi hành vi hợp thức hóa hồ sơ cho các lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu; triển khai thực hiện hiệu quả hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT) theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, các tổ chức cá nhân môi giới, móc nối; các hành vi vi phạm quy định mất kết nối VMS (mất kết nối 6 tiếng đến dưới 10 ngày không báo cáo vị trí về bờ, quá 10 ngày không đưa tàu về bờ theo quy định) từ sau đợt thanh tra lần thứ 4 của EC vào tháng 10/2023 đến nay, đảm bảo có kết quả, số liệu cụ thể để làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 5.

- Kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong thi hành công vụ, dung túng, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU.

Nguồn: Tổng hợp từ Hội thảo khoa học “Kinh tế biển xanh tạo động lực phát triển bền vững”  do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tại Tường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN ngày 2/8/2024.


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN