About us

 BAN GIÁM HIỆU

 CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (FAQ)

 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

 Cựu sinh viên

 danh muc dang bo

 Danh muc KTKT En

 danh muc van ban

 ĐÀO TẠO CHÍNH QUY

 ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

 General Introduction

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu chung

 GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU

 HỌC VIÊN - NGHIÊN CỨU SINH

 Home

 HOME

 Introduction

 Introduction

 LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP

 menu94

 News

 QTKD danh mục

 SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU

 SINH VIÊN

 SỰ KIỆN

 TÀI NGUYÊN HỌC TẬP

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo chung

 THÔNG TIN CHUNG

 Thông tin VNU

 Tin tức

 Tin tức

 Tin tức hoạt động

 Tin tức hoạt động

 Tin tức hoạt động

 Trang chủ

 ueb2019

 WELCOME

 Xuất bản phẩm

 ♔ Đào tạo và tuyển sinh

 About GPAC

 About us

 Articles published in international journals

 Các khoa

 Chuỗi báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam

 Chương trình ĐT thạc sĩ

 Dành cho cán bộ

 Danh mục

 Đào tạo

 ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO

 Editorial Board

 General Introduction

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu hoạt động HTPT

 Hoạt động chuyên môn

 Hội đồng Biên tập

 INTRODUCTION

 Introduction

 Letter from Editor-in-Chief

 Lịch sử phát triển

 Lịch sử phát triển

 Lịch sử phát triển

 News

 News

 News

 PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG UEB

 Program Criteria

 RANKINGS

 TÀI NGUYÊN NGHIÊN CỨU

 THÔNG BÁO

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 THÔNG TIN TUYỂN SINH

 Thư ngỏ

 Tin hoạt động

 Tin tức - Hoạt động

 Tuyển sinh đại học

 Undergraduate

 Upcoming

 Vài nét về Trường ĐHKT

 Văn bản Trường ĐHKT

 Về hoạt động nghiên cứu

 ♕ Nghiên cứu khoa học

 About PPDS

 Các câu lạc bộ sinh viên

 Các trung tâm

 Chương trình đào tạo

 Chương trình đào tạo

 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 Chương trình ĐT tiến sĩ

 Cơ cấu tổ chức

 ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN

 Dành cho sinh viên

 Đề tài cấp Nhà nước

 ĐHKT - những chặng đường

 ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG

 Events

 Giới thiệu

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu chung

 Giới thiệu về Viện

 Hội đồng biên tập

 Hội thảo

 Important Dates

 Kế hoạch đào tạo

 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

 Lịch trình đào tạo

 Lý do chọn ĐHKT

 Message of the Rector

 News

 News

 News

 Nghiên cứu

 NHÀ NGHIÊN CỨU

 Nhận diện thương hiệu

 Notices

 Postgraduate

 Research Product

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Thông điệp của hiệu trưởng

 Tin tức

 TIN TỨC CHUNG

 Tin tức hoạt động

 Tin tức và sự kiện

 Trainings

 Tuyển sinh sau đại học

 Tuyển sinh sau đại học CLC

 Văn bản ĐHQGHN

 ♖ Hợp tác phát triển

 Academic exchange

 Academic programs

 Admission

 Archives

 Các ngành đào tạo của ĐHKT

 CẨM NANG ĐẠI HỌC

 Categories & Prizes

 Chương trình đào tạo

 Cơ cấu tổ chức

 Cooperation

 Đào tạo

 Đào tạo

 Đào tạo ngắn hạn

 Đề tài cấp Đại học Quốc gia

 Đối tác trong nước

 Đối tác và bảo trợ

 ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU VÀ DỊCH VỤ

 General Introduction

 Giáo dục - Đào tạo

 Giới thiệu

 Hỗ trợ sinh viên

 Hợp tác

 Information for

 Instructions to Authors

 Kế hoạch chiến lược

 Kế hoạch hoạt động

 Kế hoạch nhiệm vụ

 KEYNOTE SPEAKERS

 Lãnh đạo Trường ĐHKT

 Nghiên cứu - trao đổi

 Nội quy

 Organizer

 PAST-CONFERENCES

 Research

 Research

 Research project

 Sinh viên cần biết

 Số đã xuất bản

 Sự kiện trong năm

 SỨ MỆNH TẦM NHÌN

 Thể lệ gửi bài

 Thời khóa biểu

 Thông báo

 THÔNG BÁO

 TIN TỨC

 Trainings

 Tư vấn chính sách

 Tuyển sinh đại học CLC

 Về thầy cô

 Xuất bản phẩm

 ♙ Bản tin

 ACCEPTED PAPERS

 Announcement

 Announcements

 Ba công khai

 Books

 Các tổ chức đoàn thể

 Cultural exchange

 Đăng ký lớp học phần

 Đào tạo

 Đào tạo

 Đối tác nước ngoài

 Editorial Board

 FIBE & Me

 Giải thưởng

 Giảng viên

 Guide for Authors

 Học bổng

 Học bổng - Học phí

 Hướng dẫn tác giả

 Judges

 Khóa học kỹ năng

 Library

 Lịch thi

 News and Events

 Nghiên cứu

 Nghiên cứu

 Nghiên cứu khoa học

 Nghiên cứu khoa học

 Partnership

 Research

 Sinh viên

 SỰ KIỆN

 Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi

 Thông báo

 Thông tin tham khảo

 Tin tức

 Trainings

 TRAO ĐỔI GIẢNG VIÊN

 TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

 Về chúng tôi

 ♗ FIBE & Tôi

 Biểu mẫu

 Bulletin

 Chân dung nhà giáo

 Chia sẻ

 Đảm bảo chất lượng

 Dịch vụ

 Đối tác

 Đối tác của Trường ĐHKT

 Học phí

 Hợp tác

 Hợp tác

 Hợp tác

 Khẩu hiệu hành động

 Lịch công tác

 Lịch thi học kỳ

 Lịch trình đào tạo

 Môi trường học tập

 More Information

 Nghiên cứu khoa học

 Nghiên cứu và Ấn phẩm

 Nhóm nghiên cứu mạnh

 Phiếu nhập điểm

 Research

 Resources

 Sinh viên

 Sinh viên

 Students and Alumni

 Thời khóa biểu

 Thông báo

 Thông báo

 THÔNG ĐIỆP LÃNH ĐẠO

 Tin tức

 TUYỂN DỤNG

 Tuyển sinh chương trình ĐT thứ hai bằng kép

 Văn bản hướng dẫn

 ♘ Giới thiệu

 CƠ CẤU TỔ CHỨC

 Contact

 Contact

 Contact us

 Đào tạo

 Development Cooperation

 Get Involved

 Gương mặt sinh viên

 Học và thi

 Học viên

 Hỏi - đáp

 Hợp tác phát triển

 Hợp tác phát triển

 Ký túc xá

 Lịch công tác

 Luận văn

 Presenter

 Sản phẩm KHCN tiêu biểu

 Thông báo

 Tin tức

 Tổ chức - nhân sự

 Triết lý giáo dục

 Tuyển sinh chương trình liên kết quốc tế

 Ý kiến bạn đọc

 Bài báo quốc tế

 Hoạt động Đảng - Đoàn thể

 Kế hoạch chiến lược

 Library

 Liên hệ

 Liên hệ

 Nghiên cứu - tư vấn

 Nghiên cứu khoa học

 Nhân vật - Sự kiện

 Phiếu nhập điểm

 Publication

 Students and Alumni

 Sydney Genesis

 Tài liệu văn bản - Hướng dẫn

 Thông báo

 Thông tin luận án

 THƯƠNG HIỆU

 Tư vấn và Đào tạo cao cấp

 Tuyển sinh

 Bài báo trong nước

 Biểu mẫu

 Chỉ dẫn đường đi

 Cơ sở dữ liệu Đảm bảo Chất lượng

 Công bố quốc tế của NCS

 Đảm bảo chất lượng

 Đào tạo ngắn hạn

 ĐBCL GIÁO DỤC

 Direction

 EDNA Genesis

 Hoạt động của sinh viên

 Học vụ

 Hợp tác phát triển

 Lịch Lãnh đạo khoa

 Niên luận - khóa luận

 Sinh viên tình nguyện

 Thông báo

 Tin tức hoạt động

 Tốt nghiệp

 Trao đổi

 Các nhà tài trợ

 Chuyên đề

 Cơ sở vật chất

 Cuộc sống sinh viên

 Đảm bảo chất lượng

 Đào tạo

 FAQs

 Liên hệ

 Liên hệ

 Liên hệ

 Liên hệ

 NCKH sinh viên

 Sinh viên nước ngoài

 Thông báo

 THÔNG TIN VNU

 Trọng số môn học

 Văn bản - Hướng dẫn

 Bài phát biểu của Hiệu trưởng

 BÁO CHÍ NÓI VỀ UEB

 Chỉ đường

 Đào tạo

 ĐHKT qua báo chí

 Download tài liệu NCKH

 Đường đến trường

 Hệ thống công nghệ thông tin

 News

 Sách đã xuất bản

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Thông báo

 Tin tức

 Văn bằng

 About us

 Hệ thống website ĐHKT

 Kỷ yếu

 Liên hệ

 Trao đổi

 Tuyển dụng

 Văn bằng

 Việc làm cho sinh viên

 Bản tin Kinh tế Phát triển

 Biểu mẫu công tác SV

 Liên hệ

 Văn bản hướng dẫn

 Hỏi - đáp

 Khen thưởng - Kỷ luật

 Nghiên cứu khoa học

 Sắp diễn ra

 Sổ tay cán bộ Đoàn - Hội

 Academics

 In ấn - Xuất bản

 Liên hệ

 Thông báo

 Cooperation

 Đề tài đang thực hiện

 Research

 Cuộc thi khởi nghiệp

 Đề tài đã thực hiện

 Biểu mẫu về NCKH

 Hợp tác phát triển

 Video

 Văn bản hướng dẫn

 Campus

 Câu hỏi thường gặp

 Liên hệ

 Nghiên cứu

 Danh bạ web

 Sinh viên

 Liên hệ

 Góc chuyên môn

 Chương trình trao đổi quốc tế

 Chương trình trao đổi trong nước

 Hợp tác phát triển

 Văn bản - Biểu mẫu

 Cẩm nang sinh viên năm học 2021 - 2022

 Quy định về công tác SV

 Thư viện dùng chung khối ngành Kinh tế

 Hỏi - đáp về công tác SV

 test

 Giảng viên ĐHKT

 Học giả quốc tế

 Liên hệ

 Chỉ dẫn & bản đồ

Nhóm nghiên cứu mạnh vừa là phương thức vừa là mục tiêu để phát triển ĐH nghiên cứu

GS.TS Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc ĐHQGHN. Ảnh: Bùi Tuấn
Tính đến nay, ĐHQGHN có khoảng hơn 50 nhóm nghiên cứu, trong đó 16 nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN.


>> Các hoạt động hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần thứ nhất (18/5/2014) tại ĐHQGHN

GS. Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc ĐHQGHN cho biết: Xác định tầm quan trọng của nhóm nghiên cứu (NNC) đối với việc nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, từ những năm đầu thành lập, ĐHQGHN đã quan tâm đến việc xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu.

Chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định “xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, các trung tâm xuất sắc (COE) và các mạng lưới liên hoàn”.

Phương hướng phát triển khoa học và công nghệ của ĐHQGHN bám sát chủ trương tiếp tục thực hiện giải pháp ưu tiên, đó là “phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu quốc tế và tập thể khoa học tinh nhuệ để có được các kết quả khoa học đỉnh cao và sản phẩm công nghệ đột phá gắn với bằng sở hữu trí tuệ (SHTT), các giải thưởng KHCN cấp quốc gia, quốc tế, các bài báo quốc tế đăng trên các tạp chí khoa học danh tiếng, các công trình chuyên khảo có uy tín và các giải pháp tư vấn chính sách cho các cơ quan hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước”.

- Được biết, ĐHQGHN là đơn vị đi đầu trong hệ thống giáo dục đại học cả nước trong việc ban hành hướng dẫn “Xây dựng và phát triển các Chương trình nghiên cứu trọng điểm và Nhóm nghiên cứu mạnh ở ĐHQGHN”. Phó Giám đốc có thể cho biết các thông tin cụ thể hơn về nội dung này?

Việc xây dựng và phát triển các Chương trình nghiên cứu trọng điểm (gọi tắt là Chương trình) và Nhóm nghiên cứu mạnh, nhằm thúc đẩy các hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ của ĐHQGHN theo định hướng đại học nghiên cứu.

Ngoài hệ thống các đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN và cấp cơ sở, ĐHQGHN chủ trương tổ chức Chương trình nghiên cứu trọng điểm (bao gồm một số đề tài nghiên cứu khoa học riêng biệt, nhưng có tính hệ thống, tập trung) hướng tới các sản phẩm KH&CN hoàn chỉnh, có tính khoa học cao, giá trị thực tiễn lớn, góp phần giải quyết một số bài toán phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo quan điểm của ĐHQGHN, Nhóm nghiên cứu mạnh là tập thể các nhà khoa học được tập hợp theo hướng chuyên môn, hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo đạt hiệu quả tốt, có nhiều sản phẩm chất lượng cao, tiếp cận các tiêu chí của đại học nghiên cứu tiên tiến; có khả năng làm nòng cột hoặc phối hợp với các nhóm nghiên cứu khác để triển khai các nội dung khoa học của Chương trình.

ĐHQGHN đã ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị các nội dung rất chi tiết và cụ thể về phương thức tổ chức chương trình, tiêu chí xác định hoặc hình thành chương trình, ban chủ nhiệm chương trình; Phương thức xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh, các tiêu chí của nhóm nghiên cứu mạnh, tiêu chuẩn của lãnh đạo nhóm nghiên cứu, thành viên nhóm nghiên cứu, điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị, hợp tác nghiên cứu, phát triển bền vững nhóm nghiên cứu mạnh, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển nhóm nghiên cứu mạnh của ĐHQGHN.

- Lí do nào để ĐHQGHN tập trung vào việc phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, thưa Phó Giám đốc?

Xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh vừa là phương thức, vừa là mục tiêu mà ĐHQGHN và các đơn vị tiếp tục tập trung ưu tiên đầu tư nhằm tăng cường tiềm lực khoa học - công nghệ cho một số nhóm nghiên cứu để có đủ khả năng triển khai các nghiên cứu đỉnh cao và xây dựng các trung tâm nghiên cứu xuất sắc; tạo động lực gia tăng các giá trị khoa học và công nghệ, các yếu tố cạnh tranh cả trên phương diện quốc gia và quốc tế; thúc đẩy sự phát triển ĐHQGHN và các đơn vị theo định hướng đại học nghiên cứu.

- Với đặc thù là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, các nhóm nghiên cứu ở ĐHQGHN nên phân loại thế nào, thưa Giáo sư?

Nhóm nghiên cứu mạnh là tập thể các nhà khoa học được tập hợp theo hướng chuyên môn, hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo đạt hiệu quả tốt, có nhiều sản phẩm chất lượng cao, tiếp cận các tiêu chí của đại học nghiên cứu tiên tiến.

ĐHQGHN là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có các đặc thù. Để thuận lợi cho việc xác định các nhóm sản phẩm đặc thù, tăng cường hiệu quả của công tác quản lý, đầu tư và việc đánh giá kết quả, các nhóm nghiên cứu được phân loại theo lĩnh vực như sau: Nhóm lĩnh vực Khoa học xã hội và kinh tế mũi nhọn (bao gồm khoa học xã hội - nhân văn, kinh tế, luật, giáo dục, ngôn ngữ và nghiên cứu quốc tế); Nhóm lĩnh vực Khoa học tự nhiên và y dược; Nhóm lĩnh vực Công nghệ và kỹ thuật; Nhóm lĩnh vực Khoa học liên ngành.

Bên cạnh đó, tùy theo kết quả đã đạt được, mức độ tập hợp và tầm ảnh hưởng, cũng có thể khu biệt nhóm nghiên cứu mạnh thành 2 cấp: cấp ĐHQGHN và cấp đơn vị (thành viên và trực thuộc).

 - Phó Giám đốc có thể chia sẻ rõ hơn về cơ chế hình thành nhóm nghiên cứu mạnh ở ĐHQGHN?

Để chủ động xây dựng các đơn vị nghiên cứu và các nhóm nghiên cứu mạnh, ĐHQGHN đã chủ động thành lập các tổ chức và tiếp nhận đầu tư. Đây là kinh nghiệm từ những năm 80 của thế kỷ trước trong việc xây dựng hệ thống các PTN V-H (hợp tác Việt Nam - Hà Lan). Ngay từ giai đoạn đầu thành lập, ĐHQGHN đã chủ trương thúc đẩy phương thức này. Điển hình cho phương thức này được thực hiện đầu tiên ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên là Trung tâm Khoa học Vật liệu và PTN trọng điểm Enzym - Protein. Hai PTN này đã trở thành 2 nhóm nghiên cứu mạnh có uy tín trong nước và quốc tế. Mô hình này được tiếp tục đầu tư cho PTN công nghệ Micro nano tại Trường ĐH Công nghệ. Đây là một mô hình đầu tư phát triển các nhóm nghiên cứu tương đối hiệu quả. Qua mô hình này, các nhóm nghiên cứu đã phát huy khả năng công bố quốc tế đồng thời phát triển các sản phẩm KHCN hoàn chỉnh, có tính ứng dụng thực tiễn.

Vừa phát huy nội lực và kết hợp với ngoại lực, nhiều nhóm nghiên cứu mạnh cũng đã được hình thành và phát triển. Điểm mấu chốt phương thức này là các nhóm nghiên cứu đã đón đầu xu hướng khoa học công nghệ mới và thúc đẩy hợp tác quốc tế. Bằng cách này, một số trung tâm nghiên cứu có tính hội nhập đã được hình thành, tiêu biểu là “Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường” (CRES) và “Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững” (CETASD).

Đây cũng là phương thức phù hợp để phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh đối với các lĩnh vực khoa học cơ bản và lý thuyết, như nhóm nghiên cứu Tô pô đại số (Trường ĐHKHTN) và Tâm lý học lâm sàng (Trường ĐHGD).

- Gần đây, ĐHQGHN cũng hình thành nhóm nghiên cứu mạnh thông qua hoạt động chuyển giao tri thức với các doanh nghiệp và địa phương. Phó Giám đốc có thể chia sẻ thêm về nội dung này?

Khác với yêu cầu của các nhóm nghiên cứu lý thuyết, cơ bản, hoạt động chuyển giao tri thức và công nghệ yêu cầu hình thành các nhóm nghiên cứu có mối liên hệ chặt chẽ hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn. Đồng thời, thông qua chuyển giao tri thức và sản phẩm khoa học công nghệ, các nhóm nghiên cứu mạnh cũng có điều kiện thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, vừa từng bước hình thành nền tảng tài chính mạnh góp phần quan trọng cho sự phát triển của ĐHQGHN nói chung và của nhóm nói riêng.

Theo phương thức tiếp cận này, nhiều nhóm nghiên cứu của ĐHQGHN đã được hình thành và phát triển, ví dụ như nhóm nghiên cứu của GS.TSKH Lưu Văn Bôi có rất nhiều hợp tác với các doanh nghiệp và địa phương trong các dự án, nghiên cứu sản xuất biodiesel; Nhóm của TS. Hoàng Văn Thắng nghiên cứu về phục hồi đất ngập nước.

Ngoài ra, ĐHQGHN đã hình thành được một số nhóm nghiên cứu mạnh gắn với địa phương như các nhóm nghiên cứu về khu vực học và khoa học phát triển của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển hay các nhóm nghiên cứu trong khối khoa học trái đất như các nhóm nghiên cứu của GS. Trần Nghi về tài nguyên biển và lục địa, nhóm nghiên cứu của GS. Mai Trọng Nhuận về giải quyết các vấn đề về tai biến và thảm họa thiên nhiên của các địa phương và khu vực.

- Còn việc phát triển tiềm lực các nhóm nghiên cứu mạnh thông qua việc kết hợp với thực hiện nhiệm vụ và chương trình nghiên cứu?

Năm 2013, để đầu tư tạo điều kiện cho phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh và tập hợp được lực lượng vừa tạo ra sản phẩm và giải quyết các bài toán quan trọng, ĐHQGHN đã phê duyệt các chương trình nghiên cứu trọng điểm. Các chương trình nghiên cứu trọng điểm này đều dựa trên các định hướng nghiên cứu ưu tiên và các nhóm nghiên cứu tiềm năng, cụ thể như sau:

- Nhóm lĩnh vực Khoa học xã hội và Kinh tế: Chương trình nghiên cứu định vị và phát triển khoa học xã hội và nhân văn gắn với nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Văn Kim, TS. Đào Thanh Trường; Chương trình nghiên cứu về kinh tế vĩ mô gắn với nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Đức Thành.

- Nhóm lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và Y dược: Chương trình nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo gắn với nhóm nghiên cứu của GS.TSKH Lưu Văn Bôi (Hóa học), PGS.TS Vũ Văn Tích (Địa chất) và GS.TSKH Nguyễn Hoàng Lương, GS.TS. Nguyễn Năng Định (Vật lý).

- Nhóm lĩnh vực Công nghệ và Kỹ thuật: Chương trình nghiên cứu an toàn mạng và thông tin do Viện Công nghệ Thông tin làm đầu mối. Chương trình nghiên cứu chế tạo linh kiện micro-nano và mạch tích hợp ứng dụng trong các hệ thống điều khiển, viễn thông và y tế gắn với nhóm nghiên cứu của GS.TS. Nguyễn Hữu Đức (Vật lý), PGS.TS Bạch Gia Dương, PGS.TS Trần Xuân Tú (Điện tử - Viễn thông).

- Nhóm lĩnh vực liên ngành: Chương trình nghiên cứu tin - sinh - dược gắn với các nhóm nghiên cứu của TS. Lê Sỹ Vinh (Công nghệ Thông tin), TS. Dương Thị Ly Hương (Y Dược), TS. Nguyễn Thế Toàn (Vật lý).

- Bên cạnh thế mạnh là nghiên cứu khoa học cơ bản, ĐHQGHN còn là một trong nhiều trụ cột khoa học trong việc thực hiện các tư vấn chính sách, Phó Giám đốc có thể cho biết một số nhóm nghiên cứu thuộc lĩnh vực này?

Có thể điểm ra một số nhóm nghiên cứu về Sử học, Việt Nam học của GS.TSKH Vũ Minh Giang, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc; Khoa học phát triển của GS.TS Trương Quang Hải; Khoa học quản lý của PGS.TS Vũ Cao Đàm; Văn học của GS.TS Hà Minh Đức; Quan hệ quốc tế của GS.TS Vũ Dương Ninh; Ngôn ngữ học của GS.TS Đinh Văn Đức; Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số của GS.TS Trần Trí Dõi…

Các NNC về Kinh tế quốc tế và hội nhập của PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn; Các vấn đề kinh tế chính trị Việt Nam và thế giới của PGS.TS Phạm Văn Dũng; Quản trị hài hòa đông tây của TS Nguyễn Tiến Dũng; Xây dựng mô hình lượng giá bất động sản tại Việt Nam của TS. Bùi Đại Dũng,…;

Các NNC về Nhà nước và pháp luật của GS.TSKH Lê Văn Cảm; GS.TSKH Đào Trí Úc; Văn hóa pháp luật và sự phát triển bền vững của GS.TS Hoàng Thị Kim Quế,...

- Phó Giám đốc có thể chia sẻ kinh nghiệm của ĐHQGHN trong việc hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh?

ĐHQGHN và các đơn vị không những sớm xác định vai trò quan trọng của các nhóm nghiên cứu mạnh mà còn nhanh chóng xây dựng thành chính sách và có các giải pháp, phương thức phù hợp; kiên trì mục đích để tiến tới triển khai một mô hình ổn định; xây dựng được tiêu chí của nhóm nghiên cứu mạnh và kết hợp với công tác hợp tác phát triển…

- Định hướng của ĐHQGHN trong việc phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh thời gian tới là như thế nào, thưa Phó Giám đốc?

ĐHQGHN tiếp tục quan tâm xây dựng Chính sách đầu tư, hỗ trợ đối với nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN, nhóm nghiên cứu mạnh cấp đơn vị và nhóm nghiên cứu tiềm năng.

ĐHQGHN tiếp tục đầu tư phát triển số lượng và chất lượng các nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN. Hằng năm, tổ chức xem xét các đề cử đề nghị Giám đốc ĐHQGHN tặng Bằng khen.

Trước mắt thiết lập nhóm SWG16 đối với 16 nhóm nghiên cứu mạnh năm 2014, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển thành các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu xuất sắc; xác định nhiệm vụ, đặt hàng để phát triển các sản phẩm KH&CN chủ lực của ĐHQGHN, đặc biệt là các sản phẩm nằm trong danh mục các sản phẩm KHCN quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; gắn các nhóm nghiên cứu làm nòng cốt thực hiện các chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN.


Đỗ Ngọc Diệp (thực hiện) - VNU Media