Trang tin tức sự kiện

Trực tuyến Doanh nghiệp tặng tiền nhà khoa học

Từ trái sang: TS. Vũ Anh Dũng và TS. Nguyễn Đức Thành (Trường ĐHKT) cùng lãnh đạo báo Vietnamnet và các khách mời của buổi giao lưu
Sáng nay, 5/4/2013, Các nhà khoa học vừa đạt giải thưởng Bảo Sơn (giải có trị giá tiền mặt cao nhất Việt Nam) trao đổi với bạn đọc VietNamNet về tiền ủng hộ nghiên cứu khoa học từ hệ thống doanh nhân - doanh nghiệp.


...Trong hoàn cảnh ngành chức năng và cả xã hội đang tìm giải pháp trọng dụng, đãi ngộ nhân sự khoa học, nhiều quỹ ủng hộ hoạt động nghiên cứu khoa học ra đời; một số quỹ động viên nhà khoa học bằng cách... trao giải thưởng tiền mặt cho công trình đã hoàn thành của họ. Như Quỹ Bảo Sơn, trao hằng năm Giải thưởng Bảo Sơn, có trị giá tiền mặt cao nhất Việt Nam và tăng dần mỗi năm (ước tính đến năm 2117 sẽ vượt qua giá trị của Giải Nobel - 1 triệu USD).

Ra mắt từ tháng 10/2010, Giải thưởng Bảo Sơn tôn vinh các công trình có giá trị khoa học và thực tiễn, mang tính ứng dụng cao, có đóng góp nổi bật vào sự nghiệp phát triển của đất nước, thuộc 5 lĩnh vực: Giáo dục, Xóa đói giảm nghèo, Phát triển kinh tế bền vững, Y dược học, Văn học nghệ thuật.

Giải thưởng Bảo Sơn 2011 đã được trao cho một công trình khoa học thuộc lĩnh vực Phát triển kinh tế bền vững, với giá trị 20.000 USD. Giải thưởng năm 2012 trị giá 30.000 USD/giải vừa thuộc về 2 nhóm nhà khoa học lĩnh vực Phát triển kinh tế bền vững và Y dược học.

Bảo Sơn là giải thưởng được cộng đồng khoa học đánh giá cao không chỉ bởi tính nghiêm túc (chỉ trao giải cho những công trình thực sự xuất sắc có tính ứng dụng cao, dù đủ quỹ để chi 5 giải), mà còn bởi tầm nhìn vươn tới các giá trị bền vững và lợi ích cộng đồng.

Vậy các nhà khoa học định sử dụng khoản tiền thưởng nêu trên vào mục đích gì? Họ đánh giá thế nào, quan tâm và kỳ vọng ra sao về việc tuyển chọn, trao giải? Giải thưởng nên trao cách nào để cho giá trị thực tế: trở thành "bệ đỡ" cuộc sống vật chất của người làm công tác nghiên cứu, hoặc, biết đâu, là "bệ phóng" sáng tạo khoa học?...

Để cùng bạn đọc giải đáp băn khoăn, Báo VietNamNet tổ chức Giao lưu trực tuyến Doanh nghiệp tặng tiền nhà khoa học, với sự tham gia của các nhà khoa học- tác giả các công trình vừa đoạt Giải thưởng Bảo Sơn 2012, đại diện cơ quan bảo trợ giải thưởng và cơ quan thường trực của giải thưởng.

Khách mời:
- Ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn
- TS.Vũ Anh Dũng- Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKT - ĐHQG Hà Nội, đơn vị thường trực của Giải thưởng
- TS. Nguyễn Đức Thành - Chủ nhiệm đề tài Chuỗi Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam từ năm 2009-2010-2011-2012, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội.
- GS.TS. Tạ Thành Văn - Phó Hiệu trưởng của Trường ĐHYHN, Phó Chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị một số bệnh về tim mạch, cơ quan tạo máu và thị giác người
- PGS.TS. Nguyễn Thị Bình - Chủ nhiệm đề tài nhánh về sử dụng TBG điều trị một số bệnh về giác mạc

NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU:

Tiền thưởng: Tìm trân trọng hay mong đáp đền?

Tuấn Long, Nam - 33 tuổi: Đã có nhà khoa học nói rằng: ở Việt Nam loay hoay kiếm tiền thì không khó, nhưng nghiên cứu khoa học thì rất khó, phải hoặc là người tử vì đạo, hoặc rất thoải mái về kinh tế mới làm được. Các thầy nghĩ sao về nhận định này? Các thầy có cho rằng các giải thưởng khoa học cần đủ tiềm lực để tạo động lực, khuyến khích người làm khoa học, người nhận giải cảm thấy được đền đáp xứng đáng với công sức đã bỏ ra?

GS.TS.Tạ Thành Văn: Đối với người làm khoa học cần có hai yếu tố:

1. Có trình độ, kiến thức cao về chuyên môn

2. Có lòng nhiệt tình và đam mê khoa học

Nhóm các nhà khoa học được nhận giải rất tự hào vì giải thưởng thể hiện sự trân trọng và động viên đối với các nhà khoa học. Còn việc đã được đền đáp xứng đáng với công sức hay chưa thì quả là chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến.

TS. Nguyễn Đức Thành giao lưu với độc giả

TS. Nguyễn Đức Thành: Thực ra khi làm khoa học, kiếm được tiền tài trợ không hề dễ dàng gì nhưng quả thực việc đưa ra những sản phẩm khoa học thực sự thì rất khó bởi vì để cho ra được những công trình khoa học tốt thì nguồn tài chính là quan trọng. Nhưng đi liền với nó còn cả một hệ thống liên quan bao gồm: Quản lý khoa học, đánh giá chất lượng sản phẩm, nguồn nhân lực và sự kết nối các nhân lực khoa học có tài năng, sự chia sẻ của xã hội,...

Khoa học ngày nay để có thể phát triển đến tầm cao và quy mô lớn không thể chỉ phụ thuộc vào những người từ đạo hay những nhà quý tộc giàu có nhưng say mê khoa học như thời Phục Hưng được nữa. Vì các công trình lớn đòi hỏi sức mạnh của những tập thể rất to lớn, những nguồn tài chính khổng lồ mà không một cá nhân hay một người giàu có nào có thể tự thân gây dựng nên.

Tuy nhiên, để thành công tình yêu và niềm đam mê luôn là yếu tố quyết định vì nó biến tất cả những nguồn lực rời rạc kết nối lại với nhau và giúp các nhà khoa học vượt qua những khó khăn liên tục nảy sinh trong quá trình làm việc.

Về các giải thưởng khoa học, điều đầu tiên các nhà khoa học cần sự vinh danh là chính xác và công bằng, quy mô của giải chỉ là yếu tố thứ 2. Nhưng chúng ta cũng đều biết rằng giải có quy mô càng lớn mà lại được thực hiện nghiêm túc thì sẽ có rất nhiều ứng cử viên sáng giá cho giải đó nên việc đạt giải càng khó và càng tự hào khi được nhận giải. Nhưng nếu một giải có quy mô lớn, được coi là quan trọng mà quá trình xét duyệt không công minh, minh bạch thì dần dần uy tín của nó sẽ lụi tàn và các nhà khoa học sẽ rời xa nó. Nhưng cần khẳng định rằng các khoa học không đòi hỏi giá trị của giải phải đáp ứng được công sức họ đã bỏ ra vì điều này rất khó đong đếm. Điều quan trọng vẫn là sự thừa nhận đúng đắn và chính xác của cộng đồng khoa học và xã hội.

PGS.TS Nguyễn Thị Bình (bên phải)

PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Là 1 nhà khoa học, tôi thấy ý kiến nêu trên khá đúng. Chúng tôi mong muốn được tập trung hoàn toàn vào làm khoa học mà không phải phân tán bởi các việc không phải là khoa học (thủ tục hành chính, thủ tục thanh toán, mua bán....) Chúng tôi làm khoa học không phải vì giải thưởng, tuy nhiên giải thưởng dù ít dù nhiều cũng là nguồn động viên và sự ghi nhận những nỗ lực của chúng tôi.

Nguyễn Minh Ngọc, Nữ - 30 tuổi: Trong hoàn cảnh KHVN còn gặp nhiều khó khăn, bản thân các nhà khoa học cũng phải đối mặt với nỗi lo cơm áo gạo tiền, cô đánh giá thế nào về ý nghĩa của Giải thưởng Bảo Sơn với KHCN VN và cá nhân nhà KH đạt giải? Với giải thưởng này, các cô sẽ sử dụng vào mục đích gì?

PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, để làm khoa học cần có những người thực sự say mê nghiên cứu khoa học. Giải thưởng Bảo Sơn là 1 giải thưởng tương đối lớn đối với các nhà khoa học chúng tôi, tuy nhiên nó cũng mang ý nghĩa động viên, khích lệ bởi vì riêng những nhà khoa học tham gia vào 1 đề tài như thế này lên đến hơn 60 người, ngoài ra còn những bộ phận giúp chúng tôi những công việc không phải là làm khoa học (như nhân viên kế toán, những người làm công tác hành chính...) Với giải thưởng này lần đầu tiên nhận được, nên chúng tôi khá bất ngờ nên cũng chưa biết sẽ sử dụng vào mục đích gì.

Việt Hùng, Nam - 22 tuổi: Ông hi vọng những người nhận giải xài tiền như thế nào?

Ông Nguyễn Trường Sơn trả lời bạn đọc Vietnamnet

Ông Nguyễn Trường Sơn: Tôi hi vọng những người đã được nhận giải sẽ dùng số tiền của mình phù hợp với mục đích do họ đưa ra, trong đó, tái tạo sức lao động đã bỏ ra và dành một phần cho sự phát triển những đề tài mới. 

Xuân Bắc, Nam - 46 tuổi: Xin hỏi nhóm "Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc": Công tác nghiên cứu, đặc biệt nghiên cứu về các phương pháp chữa bệnh thường là rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Các thầy đã bao giờ có ý định bỏ cuộc? Nếu có, động lực nào để các vị tiếp tục?

PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Đúng nghiên cứu khoa học là 1 công việc rất khó khăn, tốn nhiều thời gian, công sức và kinh phí, nhiều khi chúng tôi phải mất nhiều năm mà không có kết quả, những lúc đó thực sự là đã có lúc nản lòng muốn bỏ cuộc, tuy nhiên với tình yêu khoa học chúng tôi lại động viên nhau để tiếp tục nghiên cứu. Có những công trình chúng tôi thành công nhưng cũng có những công trình chúng tôi bị thất bại, ví dụ như khi nghiên cứu sử dụng tế bào gốc để điều trị những bệnh về giác mạc, ban đầu chúng tôi dự định dùng 3 nguồn: tế bào gốc vùng rìa giác mạc, tế bào gốc niêm mạc miệng, tế bào gốc kết mạc, nhưng chúng tôi chỉ thành công với 2 loại đầu, còn loại thứ 3 chúng tôi đã thất bại.

Tiêu Thanh Đức, Nam - 32 tuổi: Được biết giải thưởng đầu tiên đã được trích ra để làm quỹ tiếp tục nghiên cứu. Với giải thưởng năm nay, các nhà khoa học có ý định thực hiện điều tương tự?

GS.TS.Tạ Thành Văn: Theo tôi hiểu thì giải thường này dành cho các nhà khoa học chứ không phải để đầu tư trực tiếp cho nghiên cứu.

Làm KH càng cần Mạnh Thường Quân

 Hồ Bá Huynh, Nam - 59 tuổi: Kính chào PGS Nguyễn Thị Bình. Tôi nghĩ tiền thưởng Bảo Sơn cho giá trị tinh thần lớn nhưng giá trị vật chất để tái đầu tư cho nghiên cứu thì như "muối bỏ biển". Để nghiên cứu của các anh chị có mặt tại thật nhiều cơ sở y tế, chị có định kêu gọi các "Mạnh Thường Quân", kể cả Tập đoàn Bảo Sơn tiếp sức, để những người không có khả năng chi trả chi phí điều trị có cơ hội thoát mù lòa?

GS.TS Tạ Thành Văn (bên phải) trả lời bạn đọc

PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Hầu như các đề tài nghiên cứu khoa học chúng tôi đều sử dụng kinh phí do nhà nước đầu tư, tuy nhiên nguồn kinh phí này là khá hạn hẹp, vì thế nếu được các Mạnh thường quân đầu tư cho các nghiên cứu của chúng tôi có lẽ tốc độ nghiên cứu sẽ nhanh hơn và người bệnh sẽ nhanh chóng được tiếp cận với các phương pháp điều trị mới có hiệu quả hơn.

 Cát Phượng, Nữ - 43 tuổi: "Không có tiền không phát triển được khoa học" nhưng giải Bảo Sơn lại chỉ trao cho tác giải các công trình nghiên cứu đã có kết quả. Ông có thấy đây là một mâu thuẫn?

TS Trần Huy Thịnh: Khi thực hiện các nghiên cứu khoa học, chúng ta cần có những khoản kinh phí để hỗ trợ và triển khai các ý tưởng đó. Chúng ta có thể xin tài trợ kinh phí nghiên cứu khoa học từ rất nhiều nguồn: từ bộ KHCN, các Bộ Ngành Chủ quản, các doanh nghiệp... thậm chí là từ các tổ chức quốc tế hay các chương trình hợp tác. Rõ ràng, ngoài quỹ Bảo Sơn, nếu bạn thực sự đam mê nghiên cứu thì bạn có rất nhiều cơ hội để hiện thực hóa niềm đam mê của mình.

Tôi nghĩ rằng, giải thưởng Bảo Sơn chỉ là một phần trong quỹ Bảo Sơn. Ngoài giải thưởng Bảo Sơn thì quỹ đã hỗ trợ rất nhiều hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển khoa học. Chính vì vậy, giải thưởng Bảo Sơn trao giải cho các công trình nghiên cứu đã có kết quả không hề mâu thuẫn, và đó là một phần hoạt động đóng góp lớn vào sự thành công chung của quỹ Bảo Sơn.

Nguyễn Tuấn Anh, Nam - 40 tuổi: Ở nước ta có rất nhiều người tài, nhưng khoa học vẫn còn ì ạch. Những giải thưởng như giải Bảo Sơn tôi thấy rất cần được nhân rộng và khuyến khích. Theo các ông, cần phải có cơ chế chính sách gì để khuyến khích và phát triển khoa học Việt Nam?

GS.TS.Tạ Thành Văn: Có lẽ chúng ta không nên nhìn nhận một cách quá tiêu cực về nền khoa học Việt Nam. Với việc đầu tư còn khiêm tốn cho mỗi đề tài, chúng ta cũng đã làm được một số việc cho dù còn khiêm tốn xong cũng có quyền tự hào. Mô hình giải thưởng Bảo Sơn rất đáng được nhân rộng và khuyến khích và đây cũng là xu hướng của thế giới, trong đó các doanh nghiệp đầu tư và tham gia vào các hoạt động khoa học công nghệ.

Để khuyến khích sự phát triển nền khoa học Việt Nam chúng ta cần có một giải pháp đồng bộ bao gồm: giải pháp về chính sách, giải pháp về nguồn nhân lực và giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất. Chế độ đãi ngộ các nhà khoa học rất quan trọng xong tôi để sau cùng vì ít ai làm khoa học thực sự mà lại đòi hỏi phải được đãi ngộ.

TS. Nguyễn Đức Thành: Tôi nghĩ về số người tài thì nước ta cũng không phải là một nước đặc biệt, các nước khác họ cũng nhiều người tài như chúng ta. Vấn đề là xã hội đã tạo ra một cơ chế như thế nào để những người có năng lực có niềm say mê, có cá tính mạnh mẽ có thể bộc lộ ra như chính họ và khi bộc lộ ra như vậy họ được gọi là người tài.

Do đó để khoa học phát triển, xã hội phát triển thì chúng ta cần có những cơ chế để những người có năng lực, có hoài bão, say mê được bộc lộ ra những khả năng của họ thực hiện những điều họ mong muốn và có khả năng thực hiện tốt nhất. Như thế chúng ta sẽ thấy xã hội vừa có nhiều người tài vừa có nhiều người hạnh phúc hay chính đó là một nền khoa học phát triển bức vào một xã hội thịnh vượng.

Những giải thưởng như giải Bảo Sơn có ý nghĩa rất to lớn. Đặc biệt tôi đánh giá cao và ủng hộ giải vì đó là một giải của tư nhân, của doanh nghiệp. Đây chính là điểm thiếu vắng ghê gớm trong xã hội Việt Nam hiện đại. Cấu trúc đời sống xã hội Việt Nam vẫn theo truyền thống nhà nước bao trùm lên gần như mọi mặt, khía cạnh của cuộc sống, chi phối hành vi của cá nhân và tập thể đó là một xã hội theo chiều dọc từ trên xuống.

Một xã hội hiện đại, năng động, hiệu quả cần một cấu trúc mở rộng nhiều hơn rất nhiều theo chiều ngang, trong đó các nhóm xã hội, cá nhân, tập thể tự tương tác, động viên khuyến khích và chi phối lẫn nhau với tất cả sự đa dạng của nó. Giải thưởng Bảo Sơn chính là một hoạt động như vậy. Vì thế trong cách nhìn của tôi, hoạt động của giải Bảo Sơn có ý nghĩa như những chồi non về một xã hội hiện đại phát triển theo chiều ngang ở Việt Nam. Quy mô của giải cũng không hề nhỏ và quyết tâm của ông chủ tịch quỹ Bảo Sơn cũng rất lớn trong việc duy trì và phát triển giá trị cũng như danh tiếng của giải. Càng có nhiều đóng góp từ giới doanh nhân như vậy cho giới khoa học thì nền khoa học của nước ta càng có điều kiện phát triển nhiều hơn.

Tuy nhiên, tôi cũng cần nhấn mạnh rằng chỉ các giải thưởng thôi thì không đủ. Chúng ta cần một cơ chế khuyến khích rời doanh nhân tài trợ cho các hoạt động khoa học, nghệ thuật, nhân văn. Điều đó có ý nghĩa tác động trực tiếp đến quá trình hình thành những sản phẩm khoa học chứ không chỉ đơn thuần tôn vinh khi sản phẩm đã ra đời. Tôi tin rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình này theo tấm gương của Tập đoàn Bảo Sơn

Ông Nguyễn Trường Sơn: Tôi vẫn rất mong muốn các chính sách của nhà nước khuyến khích sáng tạo trong khoa học kĩ thuật sẽ thực tiễn hơn. Hiện nay, nhà nước dành một quỹ hàng năm rất lớn để phát triển khoa học nhưng phần lớn số vốn đó chi chưa đúng mục đích. Vì vậy, tôi mong rằng nguồn vốn mà nhà nước dành cho phát triển khoa học phải tạo được các phòng thí nghiệm có chất lượng để giúp các nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu thực tiễn.

Mặt khác, tôi vẫn mong muốn các nhà khoa học ấp ủ những công trình nghiên cứu cần phải đưa lên hệ thống truyền thông để các doanh nghiệp biết và họ sẽ tự tìm đến các nhà khoa học để kí các hợp đồng hợp tác phát triển.

Manh Tri, Nam - 38 tuổi: Thưa ông Trường Sơn. Có những doanh nghiệp thà đóng thuế còn hơn xin miễn thuế dù được ưu đãi vì là doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Là chủ một tập đoàn, theo ông tại sao lại có hiện tượng này? Ngoài Giải thưởng BS, tập đoàn ông còn có những chính sách hay kế hoạch đầu tư nào cho KHCN.

Ông Nguyễn Trường Sơn: Tập đoàn Bảo Sơn hiện nay đang có hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh và đào tạo nguồn nhân lực. 

Chúng tôi đang thương thảo với nhóm các nhà khoa học đoạt giải y học năm nay về việc đưa ứng dụng tế bào gốc chữa bệnh về bệnh tim, cơ quan tạo máu và giác mạc vào hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn (52 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội). 

Tôi cũng rất mong muốn được hợp tác với các nhà khoa học trong lĩnh vực khám chữa bệnh và giáo dục đào tạo. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp kinh phí để họ nghiên cứu. 

Huyen My, Nữ - 30 tuổi: Chào TS Nguyễn Đức Thành. Nghe nói TS đã rất thành công khi mời tài trợ cho dự án nghiên cứu của mình. TS có thể chia sẻ kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính? 
 
TS. Nguyễn Đức Thành: Trong nghiên cứu khoa học, huy động được nguồn lực tài chính có ý nghĩa quyết định để triển khai thành công những ý tưởng khoa học, và việc tìm kiếm nguồn tài chính cho khoa học thực sự trở thành một ngành đặc biệt với đầy đủ tính chất như: sự cạnh tranh, sự phát triển và loại bỏ các loại sản phẩm khác nhau, thành công và thất bại của những người tìm kiếm tài trợ...

Tôi quan niệm rất rõ các sản phẩm nghiên cứu của mình là sản phẩm dịch vụ về tri thức phục vụ cho cộng đồng. Và tôi tin rằng động cơ của các nhà tài trợ là muốn tài trợ cho những đề tài khoa học thực sự hữu ích có giá trị cho cộng đồng, vì nhờ thế danh tiếng của họ được nâng cao. Giống như các nhà tài trợ là người mua dịch vụ còn chúng tôi là người cung cấp dịch vụ vậy. Nếu dịch vụ của chúng tôi có chất lượng cao, có ý nghĩa, được đưa ra đúng thời điểm, thì sẽ được người dùng, người mua dịch vụ hài lòng và muốn mua ngày càng nhiều hơn.

Nhưng có một điều gần như là bí quyết, tôi xin được chia sẻ, đó là nhiều người theo đuổi triết lý đưa ra những chủ đề khoa học phù hợp mới mục đích, lợi ích của nhà tài trợ để có được tài trợ nhanh chóng. Chúng tôi thì hơi khác, trước hết, chúng tôi xác định sản phẩm có giá trị cho cộng đồng, xã hội hay đất nước từ tầm nhìn của chúng tôi. Sau đó chúng tôi đi tìm nhà tài trợ nào chia sẻ quan điểm, giá trị của sản phẩm khoa học đó.

Trên thực tế, tồn tại một cộng đồng các nhà tài trợ cạnh tranh nhau để tài trợ cho các dự án này. Đôi khi chúng tôi chưa tìm được ngay nguồn tài trợ, nhưng chúng tôi kiên định duy trì sản phẩm đó cho đến khi họ nhận ra giá trị sản phẩm của chúng tôi đối với cộng đồng. Vì về nguyên tắc, các nhà tài trợ cũng muốn tài trợ cho những dự án thực sự hữu ích, và qua đó danh tiếng của họ được nâng cao, được cộng đồng quý mến hơn. Nếu chỉ nhìn theo ý thích của nhà tài trợ, có thể là quá ngắn hạn và chúng ta không còn là chúng ta.

Trần Xuân Thu, Nữ - 36 tuổi: Chi phí để thực hiện những cuộc nghiên cứu luôn không phải là nhỏ, đặc biệt là nghiên cứu về Y dược. Xin nhóm nghiên cứu chia sẻ về công tác huy động nguồn lực để công trình đi đến kết quả? 

GS.TS.Tạ Thành Văn: Đề tài được triển khai hoàn toàn do nhà nước cấp.

Xuân Anh, Nữ - 52 tuổi: Kính chào GS. Tạ Thành Văn. Ông kì vọng thế nào về tương lai công trình nghiên cứu vừa đạt giải Bảo Sơn? Để nghiên cứu này phục vụ đại chúng nhân dân, ông nghĩ cần phải có bao nhiêu tiền cùng những sự hỗ trợ khác (từ cơ quan chức năng, chuyên môn, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp)? Xin cảm ơn và kính chúc GS sức khỏe, hạnh phúc.

GS.TS.Tạ Thành Văn: Xin cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Khi đề tài nghiên cứu của chúng tôi hoàn thành, trên cơ sở những kết quả bước đầu đạt được, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt tiếp theo 02 đề tài khoa học cấp nhà nước trong lĩnh vực này để tiếp tục triển khai nghiên cứu với quy mô lớn hơn nhằm đạt được những bằng chứng khoa học lâm sàng vững chắc hơn nữa để có thể chính thức đưa vào triển khai phục vụ người bệnh.

Đây là lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ cao nên cần sự đầu tư lớn và lộ trình thực hiện. Tôi nghĩ Bộ Khoa học và Công nghệ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là đầu tư nghiên cứu ban đầu để cho ra các quy trình khoa học công nghệ với bằng chứng khoa học vững chắc. Bây giờ cần có sự tham gia của các doanh nghiệp để có thể triển khai ứng dụng rộng rãi cho người bệnh.

Mai Phương Thùy, Nữ - 34 tuổi: Xin hỏi TS. Thành, khi thực hiện chuỗi báo cáo kinh tế, ông gặp phải những áp lực như thế nào, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế đang theo xu hướng cần thay đổi như hiện nay?

TS. Nguyễn Đức Thành: Áp lực đến với chúng tôi chủ yếu bắt nguồn từ giới hạn năng lực và nguồn lực của chúng tôi trước nhu cầu phát hiện, tìm hiểu những vấn đề kinh tế quan trọng liên tục biến đổi và tiến hóa trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Quy mô của báo cáo cũng như nguồn lực của nhóm nghiên cứu không cho phép chúng tôi giải quyết mọi vấn đề của mỗi năm trong một báo cáo. Vì thế chúng tôi phải lựa chọn những chủ đề vừa thật có ý nghĩa mà lại khả thi để chúng tôi thực hiện trong giới hạn thời gian và nguồn lực.

Nguồn tài chính cũng là một áp lực với chúng tôi. Cho tới nay, tôi vẫn mong muốn giới doanh nghiệp, doanh nhân tham gia vào quá trình tài trợ cho các nghiên cứu thuộc báo cáo thường niên nói riêng, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách của chúng tôi nói chung. Vì tôi tin đó mới là nguồn hỗ trợ lâu dài và bền vững, đồng thời cũng rất ý nghĩa vì nó thể hiện giới doanh nghiệp chia sẻ trách nhiệm của họ với những vấn đề chiến lược trong phát triển đất nước. Đây cũng là con đường chung ở các nước phát triển cao hơn. Tới nay, chúng tôi chủ yếu nhận được sự hỗ trợ về nguồn lực tài chính từ Đại học Quốc gia và các nhà tài trợ quốc tế, hoặc các khách hàng đặc biệt. Nhưng tôi cho rằng về lâu dài để hình thành những think-tank chiến lược như mô hình hoạt động của chúng tôi, thì rất cần sự hậu thuẫn của giới doanh nghiệp dân tộc.

Nguyễn Tuấn Anh, Nam - 40 tuổi: Ở nước ta có rất nhiều người tài, nhưng khoa học vẫn còn ì ạch. Những giải thưởng như giải Bảo Sơn tôi thấy rất cần được nhân rộng và khuyến khích. Theo các ông, cần phải có cơ chế chính sách gì để khuyến khích và phát triển khoa học Việt Nam?

TS. Vũ Anh Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKT - ĐHQGHN (bên phải) trả lời bạn đọc

TS. Vũ Anh Dũng: Tôi cũng cho rằng những giải thưởng như Giải thưởng Bảo Sơn từ khối doanh nhân cần được nhân rộng và khuyến khích vì sẽ tạo động lực cho các nhà khoa học thông qua việc ghi nhận nỗ lực, tâm huyết và thành quả của họ.

Ở tầm vĩ mô, chúng ta cũng có chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam tới 2020, trong đó có các giải pháp về cơ chế chính sách. Tôi tin rằng, trong thời gian tới khoa học nước nhà sẽ phát triển và có những bước đột phá.

Trương Hoàng Sơn, Nam - 65 tuổi: Thưa TS. Thành. Theo ý kiến cá nhân tôi thấy người nghiên cứu về vấn đề gì tốt nhất là người phải hoạt động trong lĩnh vực đó. Vậy xin hỏi TS có tham gia làm kinh tế hay không? Nếu có thì điều này tạo điều kiện như thế nào trong công tác nghiên cứu của TS? Nếu không thì TS có sợ nghiên cứu của mình chỉ đơn thuần là những báo cáo trên giấy? Mong TS chia sẻ. Xin cảm ơn.

TS. Nguyễn Đức Thành: Xin cảm ơn bác Sơn vì câu hỏi rất sâu sắc. Đúng là các nghiên cứu ứng dụng trong khoa học xã hội đòi hỏi người thực hành cần thấm đẫm nhiều kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, kinh nghiệm của "nhà kinh tế" không chính xác phải là "làm kinh tế", vì việc "làm kinh tế" thuộc về kinh nghiệm dành cho khoa học quản trị kinh doanh. Kinh nghiệm của "nhà kinh tế" gắn nhiều hơn với các quá trình chính sách kinh tế và sự vận động của một nền kinh tế trong thực tiễn như nền kinh tế Việt Nam cụ thể của chúng ta. Do đó, kinh nghiệm thực tế phù hợp cho hoạt động nghiên cứu kinh tế nên là tư vấn chính sách cấp cao cho các bộ máy lớn như chính phủ, quốc hội hoặc các đại doanh nghiệp. Do nhiều may mắn, tôi có điều kiện tham gia vào các hoạt động ngày khá sớm so với những đồng nghiệp cùng lứa tuổi.

Ví dụ, khi Thủ tướng Chính phủ thành lập Nhóm tư vấn kinh tế vào cuối năm 2011, tôi có điều kiện được tham gia ngay từ đầu dưới sự dẫn dắt của ông Trương Đình Tuyển, là trưởng Nhóm. Và tôi liên tục tham dự các cuộc họp, thảo luận của Nhóm để đóng góp vào việc phát hiện, nhận định và góp phần đề xuất chính sách cho những vấn đề kinh tế của đất nước, liên tục từ đó đến nay. Hoạt động trong nhóm, cùng với các nhà kinh tế hàng đầu, rất giàu kinh nghiệm, đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử diễn ra từ trước khi tôi sinh ra, đã giúp tôi học hỏi được nhiều điều vô cùng quý giá.

Ngoài ra, chúng tôi thực hiện các nghiên cứu đều dựa trên các đơn đặt hàng của các cơ quan chính sách, tổ chức quốc tế về những vấn đề cụ thể trong thực tiễn hiện tại. Thực hiện những nghiên cứu đó đòi hỏi sự tham gia vào thực tế, thực hiện các cuộc điều tra thực địa hoặc tiếp xúc với doanh nghiệp, địa phương. Do đó, các nghiên cứu của chúng tôi có may mắn gắn khá liền với thực tiễn chứ không chỉ trên giấy và cất vào trong tủ.

Nhưng tôi thấy tôi còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống muôn vẻ này, cũng như trải nghiệm lịch sử vì tuổi đời còn chưa nhiều. Cho nên bên cạnh việc học hỏi từ các nhân vật thuộc thế hệ trước mà tôi có điều kiện được tiếp xúc, và những đồng nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau, tôi biết thời gian vẫn là một người thầy lớn đang đồng hành cùng tôi.

Bình, Nam - 56 tuổi:
Thiếu định hướng, nặng tư duy đi tắt đón đầu, loay hoay với đề tài cũ người khác đã làm, đây là các rào cản khiến ít công trình nghiên cứu khoa học có khả năng ứng dụng thực tê. Theo các anh, làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Làm sao để khuyến khích nhà khoa học nước ta phát triển?

TS. Trần Huy Thịnh trả lời bạn đọc VietNamNet

TS. Trần Huy Thịnh: Việt Nam nằm trong nhóm các nước đang phát triển, rõ ràng chúng ta không thể có nguồn kinh phí để tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản. ĐỊnh hướng phát triển khoa học công nghệ nước ta trong những năm qua và trong thời gian tới là ưu tiên phát triển các nghiên cứu mang tính ứng dụng phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội và nâng cao đời sống của người dân. Chúng ta chỉ tài trợ cho các đề tài, dự án có tính khả thi và có giá trị ứng dụng thực tế. Các đề tài dự án này phải đảm bảo tính mới và mang tính khoa học cao. Việc thẩm định và xét duyệt qua nhiều hội đồng và nhiều giai đoạn được tổ chức rất chặt chẽ và hết sức khách quan. Tôi cho rằng, tư duy đi tắt đón đầu đó đã là quan niệm của rất nhiều năm trước và nó không còn phù hợp với sự phát triển khoa học công nghệ nước ta hiện nay.

Giải thưởng Bảo Sơn "rộng cửa" đón mọi công trình vì cộng đồng

Trương Minh Loan, Nữ - 35 tuổi:Tôi thấy các công trình đạt giải đều là của các nhà khoa học có tiếng tăm, vị trí. Vậy nếu một người bình thường, có đủ trí tuệ nhưng lại không đủ kinh tế để nghiên cứu công trình đang ấp ủ thì có cách nào để tiếp cận được với Giải thưởng Bảo Sơn?

Ông Nguyễn Trường Sơn: Tôi cho rằng những người có trí tuệ, có tâm huyết muốn tạo ra các công trình nên phối hợp với các doanh nghiệp đang có nhu cầu vận dụng các công trình đó để họ có thể cung cấp kinh phí giúp cho bạn hoàn thành được công trình của mình. Giống như tôi vừa rồi đang mong muốn các nhà khoa học phối hợp với bệnh viện đa khoa Bảo Sơn để tạo ra các công trình khoa học ứng dụng trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Nếu công trình của bạn phù hợp với mong muốn của chúng tôi thì chúng tôi sẵn sàng hợp tác với bạn. 

Diệu Hoa, Nữ - 31 tuổi: Hiện nay, báo chí viết khá nhiều về các nhà khoa học "chân đất" với những phát minh cải thiện ngay năng suất lao động của họ. Vậy thì theo các ngài, hiện tượng này nên mừng hay đáng lo?

TS.BS Trần Huy Thịnh: Tôi cho rằng đây là một điều hết sức đáng mừng đối với chúng ta. Người lao động đã nhận thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Họ bằng cách này hay cách khác, cũng đã tự mình tìm hiểu và phát triển các ý tưởng của mình để cải thiện và nâng cao năng suất lao động. Có lẽ các phát minh này cần có sự liên kết với các cơ sở khoa học để kiểm chứng và đánh giá hiệu quả của phương pháp đó dựa trên các cơ sở và bằng chứng khoa học.

Ngoài ra, các cơ sở khoa học cũng có thể hỗ trợ để hoàn thiện và phát triển các phát minh đó nhằm triển khai và ứng dụng một cách rộng rãi hơn đến các cơ sở sản xuất khác trong cả nước.

Thu Hằng, Nữ - 39 tuổi:
Xin hỏi ông Nguyễn Trường Sơn, số tiền 20 triệu USD là 1 số tiền rất lớn, tại sao ông lại quyết định dành vào mục đích trao giải thưởng cho các công trình khoa học mà không phải là đi làm từ thiện. Số tiền đó trích từ đâu? Trong thời điểm kinh tế khó khăn, số tiền đó liệu có bị ảnh hưởng không thưa ông?

Ông Nguyễn Trường Sơn: Năm 2010, tập đoàn Bảo Sơn đã dành 20 triệu USD để chuyển cho Quỹ Bảo Sơn gửi tiết kiệm, lấy lãi làm giải thưởng. Có thể nói, tại thời điểm đó, gần như 60% lợi nhuận mà tập đoàn Bảo Sơn tích luỹ được trong 20 năm hoạt động của mình đều gửi vào Quỹ trao giải thưởng.

Lý do mà chúng tôi làm việc này là nhằm mục đích khuyến khích những người có trí tuệ, có tâm huyết đưa trí tuệ và tâm huyết của mình vào các đề tài khoa học phục vụ cho nhân dân. Vì chúng tôi cho rằng "Một người lo bằng kho người làm", do đó, một đề tài khoa học ra đời nó có một sức mạnh rất lớn trong việc đưa lại lợi ích cho xã hội và có thể tạo ra được công ăn việc làm cho rất nhiều người hoặc cống hiến cho lĩnh vực này hay lĩnh vực khác phục vụ cho nhân dân.

Về vấn đề làm nhân đạo, tập đoàn Bảo Sơn cũng đã làm nhiều. VD như 2010, Bảo Sơn đã dành 10 tỷ cho UBND huyện Nam Đàn cho 1041 hộ nghèo được vay vốn không lãi suất, phát triển sản xuất và chăn nuôi. Thực tế gần như các hộ này cho đến nay đã được xoá nghèo. Tuy nhiên, cách làm này chỉ giải được một phần khó khăn của một bộ phận nhỏ nhân dân. Còn nếu công trình khoa học ra đời thì nó có thể giải quyết được khó khăn cho số đông hơn là hoạt động xoá đói giảm nghèo

Tôi cho rằng thực tế nếu 20 triệu USD làm từ thiện không thấm thoát vào đâu nhưng nếu cái đó tạo ra được các công trình thì nó đưa tới lợi ích còn nhiều hơn nhiều lần.

Dù có khó khăn đến mấy, Bảo Sơn không sử dụng tiền này vào mục đích kinh doanh hoặc sản xuất kinh doanh. Vì vậy, giải thưởng Bảo Sơn sẽ được bổ sung hằng năm bằng lãi tiết kiệm và sẽ trích một phần lãi tiết kiệm để trao giải. Và theo tính toán của chúng tôi đến năm 2117, quỹ trao giải này sẽ lên đên 100 triệu USD và lúc đó giải thưởng Bảo Sơn sẽ có giá trị 1 triệu USD cho mỗi một giải. 

Vũ Thu Hằng, Nữ - 37 tuổi: Thưa ông Trường Sơn, trên thế giới có trường hợp một nhà nghiên cứu người Nga công bố công trình lên mạng và được trao giải thưởng 1 triệu USD nhưng ông không đến nhận giải vì còn mải say sưa làm toán. Trên thực tế, giải thưởng Bảo Sơn cũng chỉ trao cho những công trình đã hoàn thành. Hiện tôi thấy muốn tham gia giải thưởng Bảo Sơn, các nhà khoa học vẫn phải gửi công trình đến và hội đồng xét giải. Vậy ông có nghĩ đến một ngày nào đó, giải thưởng Bảo Sơn sẽ có cơ chế đề cử để những nhà khoa học vì quá say mê mà không biết đến giải thưởng, không gửi dự xét giải nhưng có công trình hữu ích, vẫn được trao giải Bảo Sơn không ạ?
Ông Nguyễn Trường Sơn: Trong thời gian trước mắt, giải thưởng Bảo Sơn đang trao cho những công trình mà các tác giả gửi đến hội đồng xét tuyển. Nhưng tôi nghĩ rằng sau 5 năm nữa, ngoài việc các đề tài được gửi đến, chúng tôi sẽ lựa chọn cả những công trình được đăng tải trên các hệ thống truyền thông mà những công trình đó đã được ứng dụng trong thực tiễn, đưa lại lợi ích cho cộng đồng. 

Đỗ Ngọc Minh, Nữ - 25 tuổi: Xin hỏi ông Nguyễn Trường Sơn, tôi thấy giải thưởng Bảo Sơn rất ý nghĩa khi trao giải có các sản phẩm có ứng dụng thực tiễn, phục vụ cộng đồng. Tôi xin hỏi, với những sản phẩm đã được chế tạo thành công để phục vụ sản xuất nông nghiệp thì có cơ hội tham gia giải thưởng không? Ông có thể nói cụ thể hơn về tiêu chí xét giải không? 

Ông Nguyễn Trường Sơn: Thực ra giải thưởng Bảo Sơn dành cho các nhà khoa học và các nhà sáng chế. Mọi người trong xã hội có những sáng kiến cải tiến kĩ thuật, sáng chế phát minh đều được xem xét thưởng. Vấn đề là các nhà sáng chế đó có gửi các đề tài của mình đến cơ quan thường trực của hội đồng xét giải không. Hiện cơ quan thường trực của giải là trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Quốc gia.

Do đó, chúng tôi mong muốn tất cả mọi người có công trình, có đề tài khoa học đưa lại lợi ích cho đất nước trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thuỷ sản, y dược học, văn học... đều được xem xét tham dự giải.

Tiêu chí của việc xem xét này là các đề tài khoa học không vi phạm quy định của pháp luật, đóng góp một cách hiệu quả cho sự phát triển của kinh tế, xã hội. Và điều quan trọng nhất là các đề tài đó đã được ứng dụng thực tiễn.

Nguyễn Phan Kiên, Nam - 37 tuổi: Đây là lần đầu tiên tôi nghe tới giải thưởng Bảo Sơn. Vậy xin hỏi một số câu hỏi sau: - Hồ sơ tham dự nộp giải thưởng này thông thường là khi nào? - Các thành phần nào được tham dự giải thưởng. - Có thể chính thức gửi cho chúng tôi một trang web về tiêu chí chi tiết của giải thưởng Bảo sơn hay không? - Công ty Bảo Sơn có tham gia gì sâu hơn đối với các sản phẩm đã đoạt giải mà ví dụ như hỗ trợ triển khai thực tế, môi giới chuyển giao công nghệ hay không? - Một câu hỏi ngoài luồng một chút là công ty Bảo sơn có bao giờ tiếp nhận các ý tưởng nghiên cứu khoa học khả thi và đầu tư nghiên cứu cùng nhà khoa học hay không? Nếu có thì mô hình hoạt động như thế nào

Ông Nguyễn Trường Sơn: Bạn có thể truy cập vào website www.giaithuongbaoson.com để tìm hiểu thêm thông tin về giải thương. Giải thưởng Bảo Sơn chỉ xét cho những công trình đã được ứng dụng thực tiễn còn chưa trao giải cho những công trình lí thuyết.

Hoàng Minh, Nam - 45 tuổi: Cho đến năm nay Giải thưởng Bảo Sơn chọn công trình trao giải thưởng thuộc các lĩnh vực: Xóa đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế bền vững, Văn học nghệ thuật và Y dược học. Vậy dựa vào căn cứ nào để đưa ra các lĩnh vực đó? Do đó là những lĩnh vực quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội nước ta hiện nay? Do đó là những lĩnh vực có nhiều yếu kém hay nhiều khó khăn cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, chế độ ưu đãi? Hay do quan hệ gắn bó hay sự quan tâm đặc biệt với nhà tài trợ Bảo Sơn?

Ông Nguyễn Trường Sơn: Giải thưởng Bảo Sơn nhằm phục vụ cho lợi ích cộng đồng mà trọng tâm là cho người nghèo. Chúng tôi chọn 5 lĩnh vực trao giải nêu trên nhằm khuyến khích nhà khoa học đóng góp trí tuệ, tâm huyết để xoá đói giảm nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân.

TS. Vũ Anh Dũng: 5 lĩnh vực trên là do Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn lựa chọn có sự tư vấn của trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN và có tham khảo một số giải thưởng trong nước và quốc tế. Đây là những lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta hiện nay gắn với sự nghiệp phát triển đất nước. Mục đích là tôn vinh các cá nhân, các nhà khoa học và cộng sự chủ trì các công trình khoa học có giá trị khoa học và thực tiễn, có tính ứng dụng cao, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Việt Nam; góp phần quảng bá và phổ biến các công trình khoa học và khuyến khích việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Bên cạnh đó cũng có thể thấy rằng các lĩnh vực kể trên cũng còn có nhiều khó khăn. Ngoài ra, giải thưởng Bảo Sơn nằm trong Quỹ hỗ trợ Giáo dục Đào tạo Bảo Sơn được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ số 17/2005/QĐ - BNV ngày 19/1/2005 nên lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng chính là mối quan tâm của phía tập đoàn Bảo Sơn.

Nguyễn Phi Hùng, Nam - 45 tuổi: Xin hỏi ông Nguyễn Trường Sơn, tôi thấy đây là một giải thưởng lớn, với số tiền thưởng cao và tăng dần, điều này rất thiết thực. Nhưng tại sao số lượng giải thưởng lại chưa đủ như chỉ tiêu đề ra. Đã có bao nhiêu công trình tham gia giải thưởng qua các năm? Ông có chiến lược gì để thu hút nhiều công trình hay tham gia giải thưởng hay không?

Ông Nguyễn Trường Sơn: 
Giải thưởng Bảo Sơn thực tế trao giải mới được 2 năm. Năm thứ nhất có 22 đề tài gửi đến hội đồng xét giải, trong đó, hội đồng xét giải chỉ chọn được một đề tài còn các giải khác không đạt các tiêu chí. Năm thứ 2 (2012) có tới 42 đề tài/công trình gửi đến hội đồng xét giải. Trong đó, hội đồng lựa chọn được 2 giải,. Một giải về y học: sử dụng tế bào gốc để chữa bệnh tim, cơ quan tạo máu và giác mạc.

Giải thứ 2 là giải về chuỗi báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011 và 2012 của nhóm tác giả thuộc trường ĐH Quốc gia HN. Đề tài này đúc kết chính sách vĩ mô của từng năm trong đó nói rõ những thành công và những vấn đề chưa thành công trong chính sách điều hành vĩ mô, đồng thời đưa ra các khuyến cáo trong xây dựng chính sách giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách của nhà nước tạo dựng một chính sách vĩ mô hợp lý cho các năm sau. Riêng giải này, chúng tôi muốn thông qua việc trao giải để góp một tiếng nói về sự đánh giá của giới doanh nghiệp và nhân dân tới chính sách vĩ mô của nhà nước nhằm tạo ra sự phát triển bền vững hơn.

Thời gian qua, việc tham dự giải chưa được nhiều. Lí do là công tác tuyên truyền và phổ biến giải thưởng này chưa được lan rộng. Cũng có nhiều lí do khác. Mà trong đó trước hết đây là giải thưởng mang tính lâu dài từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó, chúng tôi nghĩ rằng theo thời gian, việc trao giải hàng năm sẽ tạo ra một lợi ích thiết thực để mọi người quan tâm hơn. Mặt khác, do nó là một giải của các Doanh nhân và DN cho nên các cơ quan quản lý nhà nước cũng như nhiều người trong xã hội chưa thực sự quan tâm như những giải do nhà nước trao tặng. Vì vậy, chắc chắn sẽ có nhiều người tham gia khi giải này sẽ được cộng đồng biết đến theo thời gian và thấy được lợi ích và tâm ảnh hưởng của nó.

Về chiến lược, hiện nay chúng tôi đang làm đó là bằng việc trao giải hàng năm sẽ tạo ra một sức lan toả sâu rộng trong mọi tầng lớp của xã hội.

Đại diện Ban tổ chức Giải thưởng Bảo Sơn và các tác giả có công trình đoạt giải thưởng Bảo Sơn năm 2012 giao lưu với độc giả báo Vietnamnet


Trần Hoàng Đức Quang, Nam - 34 tuổi: Đối tượng của Giải thưởng Bảo Sơn chỉ là các nhà khoa học hoạt động trong nước hay cả những công trình nghiên cứu của người Việt ở nước ngoài?

Ông Nguyễn Trường Sơn: Giải thưởng Bảo Sơn dành cho nhà khoa học và nhà sáng chế trong nước và nước ngoài nhưng phục vụ cho lợi ích của đất nước Việt Nam thì đều được trao giải. 

Cuong, Nam - 37 tuổi: Có một nghịch lý là DN muốn giàu phải đầu tư vào KHCN nhưng tại VN, đại đa số DN vẫn “khoanh tay”. Mặt khác khi DN đầu tư vào KHCN, điều quan tâm đầu tiên của họ là lợi nhuận, phải nghiên cứu những gì sinh lời, thu hút khách hàng. Ông nghĩ sao về điều này? Tập đoàn Bảo Sơn tìm kiếm điều gì khi thành lập quỹ và trao giải thường niên cho các nhà khoa học?

Ông Nguyễn Trường Sơn: Phần lớn hoạt động của các DN là tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà DN và hoạt động của họ đều hướng vào lợi nhuận. Có nhiều DN, một số hoạt động của họ hướng tới lợi ích cộng đồng.

Riêng tập đoàn Bảo Sơn, chúng tôi có một số hoạt động phục vụ xã hội, phục vụ cộng đồng. Trong đó, giải thưởng Bảo Sơn là một giải thưởng phi lợi nhuận. Nó ra đời nhằm mục đích tôn vinh các nhà khoa học, có những công trình sáng tạo phục vụ cho cộng đồng và phục vụ cho đất nước và những công trình đó đưa đến lợi ích cao nhưng chưa được sự quan tâm một cách đầy đủ hoặc đúng mức. Mặt khác, giải thưởng Bảo Sơn nhằm khuyến khích các nhà khoa học, nhà sáng chế đưa hết khả năng, trí tuệ và tài năng của mình vào tác phẩm để phục vụ cho đất nước.

Trương Minh Phi, Nam - 50 tuổi: Xin hỏi ông Nguyễn Trường Sơn, TS.Vũ Anh Dũng, GS.TSKH Đỗ Trung Phấn: Tôi thấy các giải thưởng quan trọng nhất là tính minh bạch. Liệu giải thưởng Bảo Sơn có đảm bảo công bằng, minh bạch không, vì thực ra, các nhà khoa học trong hội đồng giám khảo có thể có những ưu ái nhất định cho những người quen biết tham dự giải? Giải thưởng Bảo Sơn được lựa chọn và thẩm định ra sao để khách quan và trao đúng người xứng đáng nhất?

Ông Nguyễn Trường Sơn: Thực ra, người sáng lập ra giải thưởng Bảo sơn bao giờ cũng mong muốn việc trao giải là hết sức minh bạch và khách quan nhằm tìm ra những giải thưởng xứng đáng để trao tặng. Tôi nghĩ rằng, giải thưởng Bảo Sơn trong 2 năm qua là minh bạch và công bằng. Bởi vì việc lựa chọn các thành viên hội đồng do cơ quan thường trực là ĐH Quốc gia đề xuất và có sự tham khảo các nhà khoa học có uy tín. Còn một trong những thành viên đó có phải là những người có liên quan đến giải này hay giải khác thì cũng chưa có tiền lệ.

Việc xét giải công minh ở chỗ vòng sơ khảo, trước khi xét giải, cơ quan thường trực gửi toàn bộ đề án của những người tham gia giải cho từng thành viên để họ có thời gian nghiên cứu và đóng góp ý kiến. Khi hội đồng xét giải sơ tuyển thì được thảo luận chung, đưa ra ý kiến phản biện của mình trước hội đồng và sau đó hội đồng bỏ phiếu kín để lựa chọn. Sau hội đồng sơ khảo đến hội đồng chung khảo gồm các thành viên mới, có thể có thành viên cũ nhưng chủ yếu là thành viên mới. Các thành viên hội đồng chung khảo cũng được gửi toàn bộ tài liệu đã được hội đồng sơ khảo lựa chọn để họ nghiên cứu và tương tự khi hội đồng chung khảo xét chọn cũng đưa ra các phản biện, ý kiến của từng thành viên và kết thúc cũng bằng việc bỏ phiếu kín để bình chọn.

Khi ngồi trong hội đồng với tư cách là chủ tịch hội đồng, tôi luôn quan sát các thành viên thảo luận cũng như cách xử lý để lựa chọn các giải, tôi cho rằng hết sức minh bạch và công bằng. 

TS. Vũ Anh Dũng: Để đảm bảo tính minh bạch của Giải thưởng, là đơn vị thường trực của giải, trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đóng góp vai trò chỉ là tư vấn và hỗ trợ cho Chủ tịch quỹ Bảo Sơn. Khi phát động giải thưởng năm thứ 2 vào tháng 7/2012, chúng tôi đã đưa thông tin tới cộng đồng thông qua lễ phát động Giải thưởng Bảo Sơn, gửi thông tin tới hơn 40 trường Đại học hàng đầu cả nước, làm việc với các Vụ thuộc các Bộ liên quan, với các Viện nghiên cứu, Liên hiệp hội, Trung tâm nghiên cứu, đơn vị sự nghiệp chuyên trách...để quảng bá giải thưởng. Mặt khác, trường chỉ đóng vai trò là đơn vị tiếp nhận hồ sơ chứ không can thiệp hay loại ra bất cứ hồ sơ nào. Việc loại hồ sơ là do quyết định của Hội đồng xét giải và chủ tịch quỹ Bảo Sơn.

Đánh giá về công trình khoa học được thông qua bởi hội đồng sơ khảo và hội đồng chung khảo. Vòng sơ khảo gồm 5 hội đồng cho 5 lĩnh vực. Thành viên của mỗi hội đồng là các nhà khoa học chuyên môn hàng đầu và các nhà quản lý trong lĩnh vực liên quan đến từ nhiều đơn vị, tổ chức, cơ quan ban ngành khác nhau. Vòng chung khảo cũng gồm các nhà khoa học và quản lý hàng đầu có uy tín cao. Tất cả các thành viên hội đồng đều do Chủ tịch quỹ Bảo Sơn phê duyệt. Ngoài ra các Hội đồng đều có sự tham gia của Chủ tịch quỹ Bảo Sơn với vai trò chủ tịch Hội đồng và TGĐ tập đoàn Bảo sơn với vai trò là thành viên. Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN chỉ tham gia với vai trò thành viên và thư ký theo đúng quy chế giải thưởng Bảo Sơn. Kết quả cuối cùng dựa trên việc bỏ phiếu kín và đã có sự tương đồng rất cao từ các thành viên của hội đồng xét giải.

Hoàng Khương, Nam - 52 tuổi: Kính chào TS. Vũ Anh Dũng. Là đại diện đơn vị thường trực Giải thưởng Bảo Sơn, các anh thực hiện những nhiệm vụ thường niên gì? Theo anh, một đơn vị như thế nào thì đáp ứng được công việc ở vị trí này và được cộng đồng khoa học hưởng ứng? Xin cảm ơn.

TS. Vũ Anh Dũng: Chúng tôi là một đơn vị Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ nên có những thuận lợi nhất định về lĩnh vực Khoa học công nghệ, có mối quan hệ hợp tác với các cơ quan ban ngành hữu quan, với giới khoa học... trong việc thực hiện nhiệm vụ thường trực giải thưởng. Theo tôi, để cộng đồng Khoa học hưởng ứng thì tính khách quan, minh bạch của giải thưởng là rất quan trọng. Với ý nghĩa nhân văn trong tôn chỉ mục đích của giải thưởng, giải thưởng chắc chắn nhận được sự hưởng ứng cao của cộng đồng Khoa học.

Nguyễn Hoàng My, 36 tuổi: Về công tác truyền thông cho Giải thưởng Trường ĐHKT-ĐHQGHN đã kết hợp với Tập đoàn Bảo Sơn thực hiện như thế nào?

TS. Vũ Anh Dũng: Đối với công tác truyền thông, đã có sự kết hợp giữa trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN và phía tập đoàn Bảo Sơn. Hàng năm chúng tôi có tổ chức lễ phát động giải thưởng Bảo Sơn với sự tham gia của các cơ quan báo chí truyền thông đưa tin. Với vai trò là cơ quan thường trực, chúng tôi gửi công văn và hồ sơ tới nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu, cơ quan ban ngành hữu quan, một số sở khoa học công nghệ, một số vụ khoa học công nghệ của các Bộ, liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật của Việt Nam.

Trong tương lai chúng tôi sẽ đưa thông tin tới các chương trình Khoa học công nghệ KC, KX, các chương trình khoa học cấp nhà nước, bộ, ngành địa phương...Chúng tôi cũng có cổng thông tin riêng về Giải thưởng tại địa chỉ giaithuongbaoson.com, cập nhật các thông tin về giải thưởng trên website của cơ quan thường trực tại ueb.vnu.edu.vn hoặc tại vnu.edu.vn. Ngoài ra chúng tôi cũng liên hệ trực tiếp với các phòng khoa học công nghệ của các trường Đại học, viện nghiên cứu để quảng bá về giải thưởng.

Thu Hằng, Nữ - 39 tuổi:
Xin hỏi TS.Vũ Anh Dũng, ông nghĩ sao về thực tế có nhiều công trình nghiên cứu khoa học không gắn liền với thực tiễn? Điều đó có thể khiến việc tìm kiếm các công trình để trao giải gặp khó khăn? Với tư cách là Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKT, ông có thể nói gì về Giải thưởng Bảo Sơn ?

TS. Vũ Anh Dũng: Một trong các tiêu chí của Giải thưởng Bảo Sơn là '' Các công trình khoa học - công nghệ có tính ứng dụng cao, hướng tới việc trực tiếp giải quyết các vấn đề do thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và con người của Việt Nam đặt ra, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đã được áp dụng rộng rãi, đem lại giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa cho Việt Nam, đồng thời đơn giản trọng sử dụng và dễ dàng triển khai''. Trong quá trình phát động và nhận hồ sơ chúng tôi đã rất nhấn mạnh tư vấn vào tiêu chí này.Các hội đồng xét duyệt Sơ khảo và Chung khảo cũng rất chú trọng tới tiêu chí này.

Trong thực tế còn có nhiều công trình khoa học công nghệ đáp ứng được tiêu chí trên nhưng Giải thưởng chưa được các nhà khoa học biết đến hoặc Giải thưởng vẫn chưa tìm đến được với các công trình này. Chính vì vậy bên cạnh việc nỗ lực quảng bá về Giải thưởng thì chúng tôi rất hy vọng trong các năm tiếp theo các Nhà khoa học sẽ tin tưởng và chủ động tìm đến.

Trương Minh Phi, Nam - 50 tuổi: Gửi TS.Vũ Anh Dũng: Xin ông cho biết vai trò của Trường ĐHKT trong giải thưởng này? Khó khăn và thuận lợi của trường trong thực hiện vai trò này?

TS.Vũ Anh Dũng: Trường ĐHKT - ĐHQGHN là cơ quan thường trực Giải thưởng Bảo Sơn. Trường ĐHKT có trách nhiệm xây dựng và đề xuất kế hoạch tổ chức giải thưởng hàng năm; ra các thông báo hướng dẫn, đăng ký, thông báo xét tuyển giải thưởng; tư vấn thành lập hội đồng xét thưởng giải thưởng trình chủ tịch quỹ Bảo Sơn phê duyệt; thực hiện các quy trình xét thưởng để trên cơ sở xét tuyển của Hội đồng lựa chọn các công trình xứng đáng được giải; quản lý Giải thưởng về các mặt tài chính, hành chính và thương hiệu.

Đây mới chỉ là năm thứ 2 tổ chức, thực hiện giải thưởng Bảo Sơn nên có những khó khăn nhất định, chủ yếu liên quan đến mức độ mà từng nhà khoa học biết đến giải thưởng. Chúng tôi đã nỗ lực thực hiện công tác truyền thông cũng như gửi hồ sơ tới rất nhiều các trường Đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan ban ngành liên quan...Có thể thấy rằng sự quan tâm đưa thông tin của các cơ quan báo đài là rất cần thiết để thông tin về giải thưởng Bảo Sơn đến được với từng nhà khoa học. Chúng tôi là một trường Đại học trực thuộc Đại học Quốc Gia nên các công việc liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị thường trực Giải thưởng cũng gắn liền với chuyên môn của chúng tôi.

Mạnh, Nam - 32 tuổi: Thưa ông Dũng, xin ông cho biết giữa Trường ĐHKT - ĐHQGHN và Tập đoàn Bảo Sơn đã có sự hợp tác như thế nào? Tại sao lại có sự phối hợp trong việc tổ chức Giảỉ thưởng Bảo Sơn?

TS. Vũ Anh Dũng: Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN xác định sứ mệnh đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong chiến lược phát triển trường, chúng tôi cũng hướng tới xây dựng trường trở thành trường Đại học nghiên cứu cung cấp các sản phẩm nghiên cứu và tư vấn cho Chính phủ và các cơ quan ban ngành, khối doanh nghiệp...Tập đoàn Bảo Sơn là một trong những đối tác chiến lược của trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN.

Ý tưởng xây dựng Giải thưởng Bảo Sơn là do ông Nguyễn Trường Sơn - chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn ấp ủ từ lâu. Đó là một ý tưởng rất hay và thể hiện tính xã hội cao, hướng tới các giá trị bền vững, những lợi ích giành cho cộng đồng vì sự phát triển bền vững xã hội và con người Việt Nam. Khi tập đoàn Bảo Sơn đề xuất trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN tư vấn quy trình và quy chế giải thưởng Bảo Sơn, nhà trường đã rất ủng hộ và nhận lời tham gia vì những giá trị tốt đẹp nói trên giành cho giới khoa học và cho cộng đồng.

Nguyen Ngoc Linh, Nam - 27 tuổi: Giải thưởng Bảo Sơn 2013 khi nào sẽ chính thức khởi động?

Ông Nguyễn Trường Sơn: Chúng tôi sẽ bắt đầu phát động giải thưởng Bảo Sơn 2013 vào tháng 5/2013 và sẽ sơ tuyển vào tháng 1/2014, chung tuyển vào tháng 2 hoặc đầu tháng 3/2014. Chúng tôi mong muốn tất cả mọi người có các công trình hãy gửi về cơ quan thường trực là ĐH Kinh tế thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội. 

Tiêu Thanh Đức, Nam - 32 tuổi: Được biết giải thưởng đầu tiên đã được trích ra để làm quỹ tiếp tục nghiên cứu. Với giải thưởng năm nay, các nhà khoa học có ý định thực hiện điều tương tự?

TS. Nguyễn Đức Thành: Công trình của chúng tôi trải dài trong gần 5 năm nay, với sự tham gia của hàng chục nhà kinh tế, không chỉ thuộc một thế hệ, cả trong và ngoài nước. Đồng thời, đồng hành cùng với chung tôi còn có những cá nhân, tổ chức, nhà tài trợ trong những năm qua, để giúp gây dựng cho các báo cáo của chúng tôi càng trở nên hoàn chỉnh. Cho nên, trước hết chúng tôi muốn dành một phần giá trị của giải thưởng để tri ân những thành viên và người hỗ trợ đó.

Đồng thời, năm nay chúng tôi kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, và dưới sự đồng ý và hậu thuẫn của Đại học quốc gia, Trường Kinh tế thuộc ĐHQGHN, Trung tâm có kế hoạch được phát triển lên thành Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách như một think-tank chiến lược về kinh tế. Vì lý do đó, Giải thưởng Bảo Sơn mà chúng tôi được nhận vào thời điểm này vừa có ý nghĩa tinh thần cao, vừa có ý nghĩa vật chất cho các hoạt động mà chúng tôi đang dự định. Tôi định dùng phần giá trị còn lại của Giải thưởng cho các hoạt động này, vì có có ý nghĩa nhất đối với chúng tôi vào lúc này, đặc biệt có ý nghĩa trong việc củng cố bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động khoa học của chúng tôi.

Công bố công trình - văn hóa nghiên cứu KH

Lâm Thu Hằng, Nữ - 38 tuổi: Có ý kiến cho rằng lương giảng viên ĐH hiện nay đang rất thấp nên họ không có nhiều tâm trí cho việc nghiên cứu. Các ông đánh giá ý kiến này như thế nào? 

TS Trần Huy Thịnh: Có lẽ, chúng ta nên tạo một văn hóa trong nghiên cứu khoa học. Đó là: các giảng viên hay các nhà khoa học khi tham gia vào nghiên cứu khoa học cần công bố và chia sẻ các công trình nghiên cứu của mình với các đồng nghiệp và các nhà khoa học khác. Các nhà khoa học khi có sự đam mê sẵn sàng tìm hiểu và giải quyết các vấn đề phức tạp trong nghiên cứu sẽ thu được những thành quả rất đáng tự hào.

Tôi thấy rằng hiện nay chúng ta có quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted) hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu trẻ triển khai các công trình nghiên cứu của mình. Trong đó có phần lương hỗ trợ cho các nhà khoa học khi tham gia vào đề tài. Như vậy, họ có thể yên tâm cho công việc nghiên cứu của mình. Tôi thấy rằng chúng ta đang đi đúng hướng và mô hình này cần được nhân rộng hơn.

Nguyễn Tuấn Anh, Nam - 40 tuổi

Ở nước ta có rất nhiều người tài, nhưng khoa học vẫn còn ì ạch. Những giải thưởng như giải Bảo Sơn tôi thấy rất cần được nhân rộng và khuyến khích. Theo các ông, cần phải có cơ chế chính sách gì để khuyến khích và phát triển khoa học Việt Nam? 
 
TS Trần Huy Thịnh: Các giải thưởng như Giải thưởng Bảo Sơn thực sự là rất hữu ích và cần thiết. Nó không những công nhận những thành quả và đóng góp của các nhà khoa học mà còn khuyến khích các nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu và triển khai các thành tựu từ những nghiên cứu đó vào cuộc sống. Ngoài việc trao giải thưởng thì quỹ cũng nên có những tài trợ cho những công trình nghiên cứu hứa hẹn mang lại những kết quả có giá trị đóng góp cho sự phát triển của khoa học và sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Chúng ta cũng nên có những cơ chế mở, cơ chế khoán cho khoa học, nghĩa là chúng ta coi trọng kết quả đầu ra và lược bỏ các thủ tục hành chính, giấy tờ trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, chúng ta cũng cần có những đội ngũ hỗ trợ cho các nhà khoa học trong các vấn đề liên quan đến văn bản giấy tờ để các nhà khoa học có thể yên tâm vào công việc chuyên môn và nghiên cứu của mình.

Nguyen Vu Thanh, Nam - 41 tuổi: Xin hỏi ông Sơn, có ý kiến cho rằng: "Thành viên hội đồng phải khen thì họ được mời lần sau". Điều này có xảy ra ở giải thưởng Bảo Sơn?

Ông Nguyễn Trường Sơn: Chắc chắn không có chuyện như thế tại giải thưởng Bảo Sơn. Thực ra việc lựa chọn các thành viên trong hội đồng dựa vào trình độ khoa học và uy tín trong xã hội của thành viên đó trong từng lĩnh vực xét thưởng. 

Nguyễn Văn Linh, Nam - 47 tuổi: Không tuần nào tôi không vào trang khoahoc.com để xem nước mình có công trình gì mới không! Vậy mà... thất vọng quá. Có người kêu ca VN ít có công trình công bố quốc tế do không có tiền để tải bài báo quốc tế tham khảo, Việt Nam lại chưa có cơ chế đãi ngộ với nhà khoa học có đăng bài trên tạp chí quốc tế. Vậy sao các nhà khoa học không công bố trong nước trước đi. Tôi muốn nhờ các GS TS giải thích giùm!

PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Mỗi công trình nghiên cứu chúng tôi đều có đăng tải kết quả thông qua các bài báo ở các báo chuyên ngành. Anh có thể tìm hiểu ở các tạp chí chuyên ngành như Y học Việt Nam, Nghiên cứu y học, Nhãn khoa, Bỏng... Còn để được đăng trên các tạp chí quốc tế cần phải đạt được những tiêu chí theo quy định nên nhiều bài báo chưa đủ điều kiện. Tuy nhiên cũng có những công trình chúng tôi đã đăng ký công bố bài báo trên tạp chí có uy tín của thế giới.

Trần Minh Tú, Nam - 39 tuổi: Hiện nay, các công trình nghiên cứu khoa học có nhiều, nhưng tôi thấy phần lớn chỉ xếp trên giấy. Kết quả cao nhất của một đề tài khoa học có thể là một cuốn sách tham khảo, sách giáo khoa, một bài báo khoa học. Phần lớn kết quả là một bài báo cáo nghiệm thu đề tài với một số điều đã làm được, những đề xuất định hướng tiếp theo và chữ ký nghiệm thu của các thành viên hội đồng. Sau đó đề tài sẽ được đóng theo đúng nghĩa của nó, gần như không ai biết đến và hơn nữa là dùng đến. Tại sao như vậy? Có phải vì trình độ nhà nghiên cứu của chúng ta kém? Có phải vì họ chưa thật tận tâm? Xin các nhà khoa học cho biết ý kiến của mình về vấn đề này 

PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Điều bạn hỏi có lẽ đúng phần nào, tuy nhiên theo tôi những đề tài nghiên cứu trong ngành y thường được ứng dụng khá nhiều sau khi kết thúc, nhiều đề tài sẽ được chuyển thành các dự án sản xuất, cũng có đề tài sau khi kết thúc muốn được đưa vào ứng dụng phải trải qua 1 thời gian xin phép bộ y tế mới được đưa vào ứng dụng nên cần phải có thời gian.

Nguyễn Văn Linh, Nam - 47 tuổi: Không tuần nào tôi không vào trang khoahoc.com để xem nước mình có công trình gì mới không! Vậy mà... thất vọng quá. Có người kêu ca VN ít có công trình công bố quốc tế do không có tiền để tải bài báo quốc tế tham khảo, Việt Nam lại chưa có cơ chế đãi ngộ với nhà khoa học có đăng bài trên tạp chí quốc tế. Vậy sao các nhà khoa học không công bố trong nước trước đi. Tôi muốn nhờ các GS TS giải thích giùm!

TS Trần Huy Thịnh: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, nền khoa học và công nghệ VN cũng đang phát triển và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Không chỉ các công trình nghiên cứu khoa học đăng tải trên các tạp chí trong nước mà cả các công trình đăng tải trên các tạp chí quốc tế của chúng ta đang tăng dần theo từng năm. Tôi cho rằng, các nhà khoa học VN ngày càng chú trọng hơn đến việc công bố các công trình nghiên cứu của mình.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có những cơ chế, chính sách để khuyến khích các nhà khoa học triển khai và công bố các công trình nghiên cứu đó. Hơn nữa, việc mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện cho việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Số lượng các nhà khoa học tham gia nghiên cứu cũng gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Tôi tin rằng các công trình nghiên cứu khoa học của chúng ta sẽ có những phát triển vượt bậc, kể cả về số lượng, chất lượng và được sự công nhận của cộng đồng khoa học quốc tế. Ngoài ra, tôi muốn nhấn mạnh với bạn một điều: các tạp chí khoa học trong nước theo từng chuyên ngành cũng đang phát triển rất mạnh mẽ. Số lượng và chất lượng các công trình khoa học trong nước sẽ đăng tải trên các tạp chí này cũng gia tăng đáng kể trong thời gian qua.

"Sao sáng" Giải thưởng Bảo Sơn 2012, những cống hiến

Trần Thu Hà, Nữ - 30 tuổi: Các thầy có thể cho biết thành tựu ghép Tế bào gốc tại VN trong những năm qua như thế nào không ạ? Nghe nói VN đi sau nhiều nước trong nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc, điều này có ảnh hưởng gì không?

GS.TS.Tạ Thành Văn: Đúng, nền khoa học nước ta đi sau nhiều nước trên thế giới, trong đó có công nghệ tế bào gốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây định hướng nghiên cứu này khá phát triển ở Việt Nam và Nhà nước cũng đã đầu tư đáng kể. Chúng ta đi sau nên có những thuận lợi là tiếp thu được ngay những thông tin khoa học và công nghệ mới nhất. Một khi chúng ta quyết tâm, chúng ta sẽ có tốc độ tiếp cận và phát triển rất nhanh rút ngắn dần khoảng cách biệt với các nước phát triển.

Nguyễn Hoàng Hà, Nữ - 36 tuổi: Tôi nghe nói có thể lưu tế bào gốc của con khi mới sinh để chữa bệnh sau này. BS có thể nói rõ hơn về điều này được không? Tại VN có dịch vụ lưu giữ tế bào gốc này không? Tôi có thể tìm đến đâu thực hiện dịch vụ này, chi phí khoảng bao nhiêu?

GS.TS.Tạ Thành Văn: Điều bạn nói là ước mong của các nhà khoa học. Hiện ở Việt Nam có một số nơi có dịch vụ lưu giữ tế bào máu cuống rốn, tế bào gốc màng lót dây rốn... Bạn có thể tham khảo trên mạng để biết thêm chi tiết.

Hồ Đức Cảnh, Nam - 61 tuổi: Kính chào PGS.TS Nguyễn Thị Bình. Tính đến nay đã có bao nhiêu người bệnh được ghép giác mạc từ tế bào gốc thành công? Trong quá trình thử nghiệm ứng dụng, các chị đã gặp những khó khăn như thế nào, đặc biệt là về kinh phí?

PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Cho đến nay chúng tôi đã sử dụng phương pháp dùng tấm biểu mô nuôi cấy từ nguồn tế bào gốc ghép cho 30 bệnh nhân và hơn 20 bệnh nhân có kết quả tốt, có những bệnh nhân trước đây không nhìn thấy hiện nay đã nhìn thấy được và đã đi học đại học được. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn như có những hóa chất, những nguyên liệu ở Việt Nam chúng tôi không thể tìm được, kể cả nếu đặt từ nước ngoài về cũng rất khó khăn và tốn kém mà nguồn kinh phí của nhà nước không cho phép.

Huyền Thương, Nữ - 35 tuổi: Được biết phương pháp tế bào gốc đã ứng dụng thành công. Xin hỏi đến bao giờ sẽ trở thành phương pháp điều trị chính thức trong các bệnh viện?

GS.TS.Tạ Thành Văn: Gần đây lĩnh vực nghiên cứu về tế bào gốc khá phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc ứng dụng còn hạn chế và chủ yếu vẫn là điều trị thử nghiệm. Sự thận trọng trong việc ứng dụng là hết sức cần thiết và phải tuân thủ những nguyên tắc hết sức chặt chẽ vì liên quan đến tính mạng con người. Cũng xin lưu ý, liệu pháp tế bào gốc trị liệu không phải là bảo bối trong y học mà chỉ là một trong những phương pháp điều trị, có chỉ định và chống chỉ định.

Tuyên Đức, Nam - 47 tuổi: Xin hỏi các GS, TS về độ tuổi có thể áp dụng được tế bào gốc? Biện pháp hiệu quả hơn liệu chi phí có quá cao so với mức thu nhập của người dân?

GS.TS.Tạ Thành Văn: Về mặt nguyên tắc, cơ thể càng trẻ thì hiệu quả điều trị càng cao. Liệu pháp tế bào gốc trị liệu khá tốn kém so với thu nhập khiêm tốn của người dân Việt Nam. Do vậy liệu pháp này chỉ là một trong những lựa chọn trong các phương pháp điều trị. Lưu ý với bạn, chi phí điều trị tế bào gốc ở Việt Nam giá chỉ bằng khoảng một nửa đến 2/3 so với trên thế giới.

PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Đối với mỗi bệnh khác nhau, thì độ tuổi có thể áp dụng được tế bào gốc để điều trị khác nhau. Trong lĩnh vực nhãn khoa qua nghiên cứu chúng tôi thấy khi nuôi cấy tế bào gốc của những bệnh nhân trên 50 tuổi kết quả thu được không đáp ứng cho việc ghép lại. Theo tính toán của chúng tôi, để thực hiện 1 ca điều trị bằng ghép tấm biểu mô nuôi cấy từ tế bào gốc không quá cao so với thu nhập của người dân khoảng dưới 10 triệu đồng.
Phương Hòa, Nam - 45 tuổi: Tôi thấy các phương pháp chữa mắt hiện nay đã khá tiên tiến. Vậy phương pháp tế bào gốc có gì ưu việt hơn? Liệu người bệnh có nhanh khỏi và bớt đau đớn hơn?
PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Trước đây, với hội chứng suy giảm tế bào gốc vùng rìa giác mạc với các biểu hiện loét giác mạc, tăng sinh xơ mạch, giảm thị lực, các nhà nhãn khoa thường ghép màng ối, ghép rìa tự thân hoặc dị thân tuy nhiên các phương pháp này chỉ mang tính tạm thời hoặc bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch cả đời. Phương pháp dùng tế bào gốc để nuôi tạo thành tấm biểu mô và ghép lại cho bệnh nhân bị tổn thương giác mạc nông sẽ giúp cho bệnh nhân khỏi được hoàn toàn và không phải dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Bùi Xuân Trạch, Nam - 42 tuổi: Tôi là dân ngoại đạo về kinh tế cũng như khoa học, tuy nhiên, tôi thấy rất hứng thú với chuỗi báo cáo kinh tế của TS Nguyễn Đức Thành. TS có ý định tiếp tục thực hiện đề tài trong bao nhiêu năm?

TS. Nguyễn Đức Thành: Tôi cảm ơn anh vì đã quan tâm đến các báo cáo của chúng tôi. Đó cũng là một giải thưởng nho nhỏ cho nhóm nghiên cứu rồi.

Tôi sẽ tiếp tục duy trì đề tài này trong những năm tới, đồng thời phát triển đội ngũ kế cận để có thể chuyển giao dần cho các nhà kinh tế trẻ, tài năng hơn tôi. Họ sẽ tiếp tục phát triển các báo cáo theo những phong cách của họ. Đồng thời chúng tôi cũng mở rộng, phát triển thêm nhiều sản phẩm khác để phục vụ quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, sự phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta. Một lần nữa tôi cảm ơn anh về sự quan tâm đến hoạt động nghiên cứu của chúng tôi và mong anh sẽ tiếp tục theo dõi sự phát triển của chúng tôi.

Minh Trang, Nữ - 32 tuổi:Tôi thấy trên mạng có khá nhiều quảng cáo về các mỹ phẩm tế bào gốc. Thưa các GS, việc ứng dụng tế bào gốc làm trẻ hóa làn da có tin được không ạ? Liệu có phản ứng phụ nguy hiểm nào không?

GS.TS.Tạ Thành Văn: Các bạn nên thận trọng đối với thông tin quảng cáo. Như tôi đã nói, tế bào gốc không phải là một bảo bối có thể làm mọi chuyện, cải lão hoàn đồng... Tế bào gốc có một số đặc tính giống tế bào ung thư nên việc ứng dụng phải tuân thủ các quy trình chuyên môn hết sức nghiêm ngặt. Bạn nên tư vấn trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên cho từng trường hợp cụ thể.

Hong Hanh, Nữ - 36 tuổi: Dự định phát triển công trình trong tương lai của anh/chị như thế nào?

GS.TS.Tạ Thành Văn: Khi đề tài của chúng tôi hoàn thành. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp kinh phí tiếp 02 đề tài cấp nhà nước phát triển lên từ 2 nhánh của đề tài cũ. Các nghiên cứu tiếp được triển khai với số bệnh nhân lớn hơn, nội dung rộng hơn để đánh giá một cách khách quan hơn các kết quả điều trị trên lâm sàng.

Hoàng Minh Sử, Nam - 58 tuổi: Xin hỏi các anh chị đã bao giờ có kỳ vọng về một ngân hàng tế bào gốc ở Việt Nam. Để thực hiện điều này, liệu các vị có nghĩ đến việc tìm nguồn lực từ chính các doanh nghiệp?

PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Sự liên kết giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp theo tôi sẽ là xu hướng phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam đã có ngân hàng tế bào gốc do các doanh nghiệp kết hợp với các nhà khoa học thành lập như ngân hàng tế bào máu cuống rốn của Mekongphar. Hy vọng trong tương lai sự hợp tác này sẽ ngày càng mở rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Lại Hải Bình, Nam - 46 tuổi: Xin hỏi nhóm "Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc" để điều trị một số bệnh về tim mạch, cơ quan tạo máu và thị giác người, công trình đã được ứng dụng trong thực tế như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Đề tài vừa rồi của chúng tôi chỉ là đề tài đầu tiên nghiên cứu về tế bào gốc và đã có những thành công nhất định. Từ những thành công bước đầu này có 2 nhánh đã được phát triển thành đề tài cấp nhà nước, đó là nhánh Nghiên cứu về tế bào gốc - điều trị những tổn thương của giác mạc của PGS.TS Nguyễn Thị Bình và đề tài Dùng tế bào gốc để điều trị nhồi máu cơ tim của GS.TS Nguyễn Lân Việt. Chúng tôi hy vọng rằng sau khi kết thúc 2 đề tài cấp nhà nước này thì các phương pháp dùng tế bào gốc để điều trị các bệnh về giác mạc và tim mạch sẽ được chính thức trở thành 1 phương pháp điều trị ở Việt Nam. 

Ngoc Linh, Nữ - 25 tuổi: Kết quả thực hiên diễn ra như thế nào? Khó khăn gặp phải? Đơn vị ứng dụng và kết quả đem lại?

GS.TS.Tạ Thành Văn: Các nghiên cứu cơ bản được triển khai tại Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu ứng dụng được thực hiện tại Bệnh viện Mắt trung ương, Viện Tim mạch quốc gia và Bệnh viện trung ương Quân đội 108. Khó khăn lớn nhất mà chúng tôi gặp phải là cơ chế quản lý tài chính, mua và thanh toán hóa chất, vật tư tiêu hao.

Thái Minh Hoàng, Nam - 40 tuổi: Thưa PGS.TS. Nguyễn Thị Bình, mẹ tôi năm nay 64 tuổi. Mới đây, chúng tôi đã đưa mẹ đi khám thì được chỉ định phải thay giác mạc. Xin PGS.TS có thể giải thích thêm về phương pháp tế bào gốc. Liệu phương pháp này có thể áp dụng cho mẹ tôi được không? Muốn được chữa theo phương pháp này, chúng tôi sẽ phải thực hiện những thủ tục gì? 

PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Mẹ anh đã được các bác sĩ chỉ định phải thay giác mạc nghĩa là bắt buộc phải thực hiện kỹ thuật này bởi vì liệu pháp tế bào gốc mà chúng tôi nghiên cứu chỉ áp dụng cho những trường hợp tổn thương giác mạc nông còn khi giác mạc đã bị tổn thương toàn bộ thì thay giác mạc là phương pháp bắt buộc.

Vũ Mạnh Tuấn, Nam - 25 tuổi: Sử dụng tế bào gốc điều trị các bệnh về giác mạc có áp dụng được cho bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng về mắt không ạ? 

PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Thực sự câu hỏi của bạn là rất chung chung, bạn không nói rõ biến chứng ở bộ phận nào của mắt vì nếu biến chứng tiểu đường làm đục thủy tinh thể thì không sử dụng tế bào gốc điều trị được mà phải thay thủy tinh thể. Còn nếu tổn thương ở giác mạc hay võng mạc cũng phải tùy mức độ tổn thương mới có thể sử dụng tế bào gốc để điều trị được.

Dung Ha, Nam - 25 tuổi: Xin anh/chị nói rõ bối cảnh ra đời công trình?

GS.TS.Tạ Thành Văn: Ý tưởng khoa học xuất phát từ những thông tin khoa học trên thế giới mà chúng tôi lĩnh hội được kết hợp với nhu cầu và định hướng phát triển của nền Y học Việt Nam.

Trần Hoàng Đức Quang, Nam - 34 tuổi: Tôi được biết công nghệ tế bào gốc không còn là công nghệ mới được nghiên cứu trên thế giới. Vậy những nghiên cứu ở Việt Nam có gì nổi trội hơn? 

GS.TS.Tạ Thành Văn: Chúng tôi không nói là nghiên cứu này nổi trội hơn thế giới mà chỉ dám nói là lần đầu tiên liệu pháp tế bào gốc trị liệu được các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng đầu tiên ở Việt Nam với một sự đầu tư khiêm tốn, trang thiết bị hạn chế.

Xuân Bắc, Nam - 46 tuổi: Xin hỏi nhóm "Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc": Công tác nghiên cứu, đặc biệt nghiên cứu về các phương pháp chữa bệnh thường là rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Các thầy đã bao giờ có ý định bỏ cuộc? Nếu có, động lực nào để các vị tiếp tục? 

GS.TS.Tạ Thành Văn: Đây là một đề tài khoa học có nội dung quá lớn, trải rộng nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau: Huyết học, ung thư, sinh học phân tử và tế bào, tim mạch... và có sự phối kết hợp của các cơ quan khác nhau: Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Viện tim mạch, Quân y viện 108. Chúng tôi gặp muôn vàn khó khăn trong đó khó khăn nhất phải nói đến là cơ chế tài chính. Phải nói các nhóm nghiên cứu đều là những người đam mê khoa học, làm việc ngày đêm và cả ngày nghỉ mà tiền thù lao thì không có!

Bùi Nghĩa Hưng, Nam - 61 tuổi: Tôi thường thấy ở các nước, để áp dụng một phương pháp mới lên cơ thể người thường sẽ vấp phải không ít ý kiến trái chiều trong cả giới chuyên môn lẫn dư luận xã hôi? Vậy nhóm nghiên cứu đã gặp những vấn đề nào và giải quyết ra sao?

PGS.TS Nguyễn Thị Bình: Chào anh, điều anh nói rất đúng. Trước khi thực hiện 1 công trình nghiên cứu ứng dụng trên cơ thể người, chúng tôi đều phải được sự chấp nhận nghiêm ngặt của hội đồng đạo đức. Có 1 số loại tế bào gốc khi nghiên cứu rất nhạy cảm và liên quan nhiều đến vấn đề đạo đức cho nên chúng tôi đặt trọng tâm nghiên cứu sử dụng những loại tế bào gốc tự thân (đó là những tế bào của chính người bệnh), điều này không chịu áp lực về mặt đạo đức và bệnh nhân không phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời.

“Giải thưởng Bảo Sơn được phát động từ năm 2010 với việc xét trao giải trong 3 lĩnh vực: Giáo dục đào tạo; Xóa đói giảm nghèo; Phát triển bền vững với trị giá 20.000 USD/giải thưởng. Trong năm đầu tiên, đã có 22 công trình gửi tới tham dự giải và hội đồng xét tuyển chọn được một giải thưởng duy nhất cho lĩnh vực phát triển bền vững cho công trình Đất ngập nước của nhóm tác giả đến từ ĐH Quốc gia HN.
 
Trong năm thứ hai 2012, giải thưởng Bảo Sơn tăng từ 3 lên 5 giải với 2 lĩnh vực xét trao thưởng mới là Y dược học và Văn học. Mức thưởng cũng tăng từ 20.000 USD lên 30.000 USD. Được phát động từ tháng 5/2012, đã có 42 công trình tham gia xét giải và chung cuộc, hội đồng xét giải chọn được 2 giải thưởng thuộc lĩnh vực y dược học và phát triển bền vững.
Năm nay, Hội đồng xét Giải thưởng Bảo Sơn đã lựa chọn được 2 đề tài thuộc 2 lĩnh vực: Phát triển bền vững và Y Dược học để trao giải, lần lượt là: công trình . Mỗi giải thưởng trị giá 30.000 USD.
 
Hai công trình được trao giải là Chuỗi Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam các năm 2009, 2010, 2011, 2012” của nhóm tác giả do TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN làm chủ biên và công trình “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị một số bệnh về tim mạch, cơ quan tạo máu và thị giác người” của nhóm tác giả do PGS.TS Đỗ Doãn Lợi (Đại học Y Hà Nội) - làm trưởng nhóm.
 
Thông tin chi tiết xem tại:
giaithuongbaoson.com


Do thời gian giao lưu có hạn, một số câu hỏi chưa được các khách mời giải đáp. VietNamNet đã chuyển các câu hỏi còn lại của quý vị đến các nhà khoa học - khách mời.
 
 

UEB_net

Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành