PGS.TS Nhâm Phong Tuân (ngoài cùng trái), GS. Fabian Jintae Froese (giữa), PGS.TS Phan Chí Anh (ngoài cùng phải) cùng tham gia dự án K.I.T.F.E.M
Trong khuôn khổ dự án K.I.T.F.E.M, một dự án trao đổi nghiên cứu học thuật giữa các giảng viên Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN và Trường Đại học Gottingen tại Đức, nhóm giảng viên một số Trường trong đó có PGS.TS. Nhâm Phong Tuân (Trường ĐHKT) và GS. Fabian Jintae Froese (Trường ĐH Gottingen) đã cùng nhau viết và đăng bài nghiên cứu khoa học trên tạp chí được xếp hạng cao nhất thế giới Scopus Q1, SSCI IF: 3.4 về Quản trị tri thức.
Bài
nghiên cứu tập trung kiểm tra tác động của động lực nội tại và bên ngoài đến
chia sẻ tri thức, và tác động điều tiết của yếu tố cá nhân, tổ chức và văn hóa
tới mối quan hệ đó. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp 44
nghiên cứu khác được chọn lựa khoa học và khách quan để đưa ra kết quả. Bạn đọc
có thể tham khảo bài viết toàn văn
tại đây
Dự án K.I.T.F.E.M., viết tắt của “Tri thức và đổi
mới sáng tạo trong, đến và từ các thị trường mới nổi”, tập trung nghiên cứu các
yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở việc chuyển giao kiến thức, đổi mới sáng tạo xuyên
biên giới trong môi trường doanh nghiệp. Dự án được thực hiện trong 3 năm bắt đầu
được triển khai từ đầu năm 2017 và đến nay đã thực hiện rất nhiều hoạt động
trao đổi nghiên cứu giữa các đối tác đến từ 9 nước (Đức, Ý, Tây Ban Nha, Đan Mạch,
Trung Quốc, Việt Nam, Achentina, Mexico, Ma Rốc) mà trong đó Trường Đại học
Kinh tế (do PGS.TS. Nhâm Phong Tuân phụ trách chính) được vinh dự là đối tác
duy nhất từ Việt Nam. Đây là dự án được tài trợ bởi Chương trình Marie
Sklodowska - Curie Actions thuộc Horizon 2020, là chương trình Nghiên cứu về Đổi
mới lớn nhất của EU từ trước tới nay.
Với
sự hợp tác này, giảng viên ĐHKT đã cho thấy năng lực nghiên cứu khoa học tuyệt
vời, sự hợp tác ăn ý với giáo sư nước ngoài để tạo ra một bài báo khoa học có tầm
thước và ảnh hưởng quốc tế. Hy vọng rằng, trong tương lai giảng viên ĐHKT tiếp
tục có các bài báo trên tạp chí khoa học thế giới để nâng cao hơn nữa vị thế của
nhà trường - giảng viên trong lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời thể hiện sự quốc tế
hóa toàn diện, hội nhập tri thức nhân loại đúng theo định hướng mà nhà trường
đã đề ra.
THÔNG TIN LIÊN QUAN: