Đợt cổ phần hóa doanh nghiệp ở Việt Nam theo kế hoạch của Chính phủ tới đây cần được tiến hành với sự giám sát nghiêm ngặt và được minh bạch hóa cao để tránh tình trạng các nhóm đặc quyền, đặc lợi, các nhóm lợi ích lũng đoạn và qua đó thâu tóm, thủ lợi bất chính, theo kinh tế gia từ Việt Nam
Một số lĩnh vực như khai thác tài nguyên, khoáng sản, mỏ, quặng v.v... vốn là các nguồn lực, tài sản quốc gia, cần được cân nhắc xem có thực sự cần cổ phần hóa, tư nhân hóa "vội vàng" và nên có giám sát lộ trình thích hợp, theo Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hôm 04/4/2014, TS Thành nói với BBC: "Không cần phải quá vội vã các doanh nghiệp liên quan đến tài nguyên của đất nước, cái sở hữu tài nguyên, hoặc là các doanh nghiệp mà có lợi thế về mặt cơ sở hạ tầng hoặc các mạng lưới hạ tầng lớn ở trong các ngành sản xuất mà đòi hỏi phải có các mạng hạ tầng lớn."'
"Đây là hai loại hình doanh nghiệp mà tôi nghĩ không cần vội vã trong quá trình cổ phần hóa và nếu có cổ phần hóa, cần phải có một lộ trình đặc biệt, với những nguyên tắc minh bạch, rõ ràng và sự tham chiếu đặc biệt."
"Tôi cho rằng đấy là những nhóm mà sẽ bị đặc quyền, đặc lợi, hay là những cái hưởng những cái đặc lợi mà có khả năng lớn nhất," ông Thành cảnh báo.
Trong cuộc trao đổi hôm 04/04/2014, ông Nguyễn Đức Thành cũng nêu một số biện pháp ưu tiên được đề nghị để ngăn chặn khả năng cổ phần hóa gây ra các hệ quả tiêu cực cho Việt Nam.
Chuyên gia cũng đề cập bài học về cổ phần hóa, tư nhân hóa đã điễn ra ở một số nền kinh tế vài thập niên gần đây như tại Đông Âu và khối các nước xã hội chủ nghĩa cũ, mà Việt Nam có thể tham khảo.
Nghe TS. Nguyễn Đức Thành trả lời phỏng vấn tại ĐÂY
[bbc.co.uk - 04/04/2014 - TS. Nguyễn Đức Thành]