Trang tin tức sự kiện
 
Sự vinh danh chính xác và công bằng

Giải thưởng Bảo Sơn năm 2012 đã trao cho 2 công trình khoa học xuất sắc thuộc hai lĩnh vực Phát triển bền vững và Y dược học, Bản tin ĐHQGHN đã có dịp trò chuyện về giải thưởng này với TS Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - chủ trì công trình "Chuỗi báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam các năm 2009, 2010, 2011, 2012" - một trong hai công trình xuất sắc được nhận giải thưởng.


>>> Phát hiện, bồi dưỡng, vun đắp nhân tài

>>> 2 công trình nhận Giải thưởng Bảo Sơn năm 2012


- PV: Là một trong hai công trình được nhận Giải thưởng Bảo Sơn năm 2012, anh có thể chia sẻ những cảm xúc của mình?

TS. Nguyễn Đức Thành phát biểu tại lễ trao giải thưởng Bảo Sơn 2012

TS. Nguyễn Đức Thành: Chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi được nhận giải thưởng này. Đây là năm thứ 2 Giải thưởng Bảo Sơn được trao cho 2 lĩnh vực Phát triển bền vững và Y dược học. Lần thứ nhất, công trình "Điều tra, đánh giá, thống kê, quy hoạch các khu bảo tồn vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia” của nhóm tác giả do GS.TS Mai Trọng Nhuận, khi đó là Giám đốc ĐHQGHN chủ trì là công trình duy nhất được nhận giải. Đây là dự án đáp ứng đầy đủ tiêu chí quốc gia để đánh giá các vùng đất ngập nước, hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam được xây dựng thay vì sử dụng các công cụ của các tổ chức quốc tế.

Với giải thưởng được lựa chọn khắt khe, nghiêm ngặt như giải thưởng Bảo Sơn, và những người đã nhận giải đều là những nhà khoa học lớn như GS.TS Mai Trọng Nhuận, thì chúng tôi là những người nghiên cứu trẻ, đi sau, đều thấy vui mừng và tự hào. Các thành viên trong Nhóm nghiên cứu của chúng tôi, đều có cảm xúc tương tự.

- PV: Theo anh, giá trị của giải thưởng Bảo Sơn có tương xứng với công sức mà các anh đã bỏ ra?

TS. Nguyễn Đức Thành: Chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi được nhận giải thưởng này. Đây là năm thứ 2 Giải thưởng Bảo Sơn được trao cho 2 lĩnh vực Phát triển bền vững và Y dược học. Lần thứ nhất, công trình "Điều tra, đánh giá, thống kê, quy hoạch các khu bảo tồn vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia” của nhóm tác giả do GS.TS Mai Trọng Nhuận, khi đó là Giám đốc ĐHQGHN chủ trì là công trình duy nhất được nhận giải. Đây là dự án đáp ứng đầy đủ tiêu chí quốc gia để đánh giá các vùng đất ngập nước, hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam được xây dựng thay vì sử dụng các công cụ của các tổ chức quốc tế.

Giá trị của Giải thưởng Bảo Sơn rất lớn so với những giải hiện có ở Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ rằng giá trị của giải thưởng nằm ở ý nghĩa của giải thưởng khoa học cũng như vai trò của giá trị giải thưởng. Tôi tin điều đầu tiên các nhà khoa học mong muốn nhận được là sự vinh danh chính xác và công bằng, quy mô của giải chỉ là yếu tố thứ hai. Giải có quy mô càng lớn mà được thực hiện nghiêm túc thì sẽ càng có nhiều ứng cử viên sáng giá cho giải đó, nên việc đạt giải càng khó và càng đáng tự hào khi được nhận giải. Cần khẳng định rằng các nhà khoa học như chúng tôi không đòi hỏi giá trị của giải phải đáp ứng được công sức họ đã bỏ ra vì điều này rất khó đong đếm. Điều quan trọng vẫn là sự thừa nhận đúng đắn và chính xác của cộng đồng khoa học và xã hội.

- PV: Vậy, anh có thể mô tả những nội dung cơ bản của công trình anh vừa đoạt giải?

TS. Nguyễn Đức Thành: Chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi được nhận giải thưởng này. Đây là năm thứ 2 Giải thưởng Bảo Sơn được trao cho 2 lĩnh vực Phát triển bền vững và Y dược học. Lần thứ nhất, công trình "Điều tra, đánh giá, thống kê, quy hoạch các khu bảo tồn vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia” của nhóm tác giả do GS.TS Mai Trọng Nhuận, khi đó là Giám đốc ĐHQGHN chủ trì là công trình duy nhất được nhận giải. Đây là dự án đáp ứng đầy đủ tiêu chí quốc gia để đánh giá các vùng đất ngập nước, hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam được xây dựng thay vì sử dụng các công cụ của các tổ chức quốc tế.

Chuỗi các báo cáo là sản phẩm riêng lẻ của một thể liên hoàn, kéo dài trong một chương trình nghiên cứu tổng thể đã được định hướng và thiết kế kỹ lưỡng, với sự đóng góp của một tập thể lớn các nhà kinh tế và khoa học xã hội, các nhà quản lý và các nhà tư vấn chính sách. Nếu phải điểm lại số người có liên quan, con số lên tới khoảng 80 người, chưa kể đến đội ngũ hậu cần và hỗ trợ về hành chính.

Nội dung báo cáo được đặt trong một khuôn khổ tương đối ổn định, gồm các phần liên quan đến việc phân tích tình hình kinh tế tổng thể của thế giới và Việt Nam theo từng năm, tiếp đó là những phân tích mới, mang tính chọn lọc, chuyên sâu về những chủ đề quan trọng của nền kinh tế. Cuối cùng, là tập hợp những khuyến nghị chính sách cả trong ngắn, trung và dài hạn. Xuyên qua các năm, chúng tôi xác định sẽ hình thành một tập hợp các nguyên lý, tầm nhìn, mang tính trường phái đặc thù của ĐHQGHN về con đường phát triển kinh tế của Việt Nam.

Báo cáo đầu tiên, từ năm 2009, “Suy giảm và thách thức đổi mới” đã cảnh báo ngay những vấn đề trong cơ cấu cũng như cách thức điều hành dẫn đến yêu cầu phải đẩy mạnh cải cách nền kinh tế, phải nỗ lực đổi mới để tìm hướng phát triển. Báo cáo năm 2010: “Lựa chọn để tăng trưởng bền vững” lại mang thông điệp khác: đã đến lúc nền kinh tế cần phải lựa chọn thực thi những chính sách lớn nhưng rất cụ thể, nếu không, trong tương lai tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ không còn nhanh và ổn định nữa. Báo cáo năm 2011: “Nền kinh tế trước ngã ba đường” đưa một thông điệp mạnh mẽ rằng nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một sự lựa chọn quyết liệt, đó là chấp nhận những lối tư duy cũ, mô hình phát triển cũ hay tự vượt qua để đi theo một hướng mới, từ đó đạt những thành tựu mới. Báo cáo năm 2012 với tiêu đề “Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế”, chúng tôi đi sâu vào phân tích nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh vật lộn cả về ý thức lẫn vật chất nhằm thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế, thực hiện cải cách mạnh mẽ cấu trúc nền kinh tế để lấy lại đà phục hồi và tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung phân tích ba chương trình tái cơ cấu lớn đã được Đảng và Nhà nước vạch ra rất rõ ràng là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tài chính, hệ thống doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công. Cách tiếp cận của chúng tôi khác với cách tiếp cận cuả các bộ ngành chức năng và các nhóm nghiên cứu khác thuộc Chính phủ,  chúng tôi đưa ra những cảnh báo rằng quá trình tái cơ cấu trong thực tế sẽ khó khăn hơn dự định rất nhiều, và đòi hỏi những đột phá mang tính thị trường nhiều hơn.

- PV: Vậy anh có thể cho biết tính ứng dụng của chuỗi Báo cáo Thường niên đối với thực tiễn nền kinh tế Việt Nam hiện nay?

TS. Nguyễn Đức Thành: Chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi được nhận giải thưởng này. Đây là năm thứ 2 Giải thưởng Bảo Sơn được trao cho 2 lĩnh vực Phát triển bền vững và Y dược học. Lần thứ nhất, công trình "Điều tra, đánh giá, thống kê, quy hoạch các khu bảo tồn vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia” của nhóm tác giả do GS.TS Mai Trọng Nhuận, khi đó là Giám đốc ĐHQGHN chủ trì là công trình duy nhất được nhận giải. Đây là dự án đáp ứng đầy đủ tiêu chí quốc gia để đánh giá các vùng đất ngập nước, hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam được xây dựng thay vì sử dụng các công cụ của các tổ chức quốc tế.

Chuỗi báo cáo đã tổng kết những thành tựu và khó khăn, cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô phục vụ phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam của các cơ quan tư vấn và hoạch định chính sách hàng đầu tại Việt Nam như Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Lí luận Trung ương, các uỷ ban Quốc hội như: Uỷ ban Kinh tế, Uỷ ban Tài chính và Ngân sách, Uỷ ban KHCN, Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương, Viện Kinh tế Trung ương,...cung cấp các nhận định và đánh giá khách quan về thực trạng các vấn đề cốt lõi của kinh tế Việt Nam, đóng góp tiếng nói độc lập từ một cơ quan nghiên cứu thuộc trường đại học.


Nhóm tác giả chuỗi Báo cáo kinh tế thường niêm Việt Nam các năm 2009, 2010, 2011, 2012

- PV: Nhóm tác giả gặp thuận lợi và khó khăn gì trên con đường thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế tầm cỡ quốc gia này?

TS. Nguyễn Đức Thành: Chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi được nhận giải thưởng này. Đây là năm thứ 2 Giải thưởng Bảo Sơn được trao cho 2 lĩnh vực Phát triển bền vững và Y dược học. Lần thứ nhất, công trình "Điều tra, đánh giá, thống kê, quy hoạch các khu bảo tồn vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia” của nhóm tác giả do GS.TS Mai Trọng Nhuận, khi đó là Giám đốc ĐHQGHN chủ trì là công trình duy nhất được nhận giải. Đây là dự án đáp ứng đầy đủ tiêu chí quốc gia để đánh giá các vùng đất ngập nước, hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam được xây dựng thay vì sử dụng các công cụ của các tổ chức quốc tế.

Chúng tôi đã có một khởi đầu may mắn và được phát triển trong một môi trường thuận lợi. Khởi đầu may mắn là khi đó Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách mới được thành lập, chúng tôi đề xuất ý tưởng này với đối tác đầu tiên cuả Trung tâm là Báo Sài Gòn Tiếp Thị, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ và chia sẻ của anh Tâm Chánh, lúc đó là Tổng biên tập. Anh Tâm Chánh đã huy động mọi nguồn lực để giúp chúng tôi thực hiện trọn vẹn báo cáo đầu tiên, mang lại những thành công ban đầu đầy khích lệ. Tiếp đó, Báo cáo Thường niên được phát triển trong sự ủng hộ và tin tưởng của Ban lãnh đạo Trường ĐHKT, ĐHQGHN  và lãnh đạo ĐHQGHN, đặc biệt cá nhân là cá nhân Giám đốc Phùng Xuân Nhạ, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHKT, đã ủng hộ rất mạnh mẽ và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để chúng tôi thực hiện báo cáo. Tôi còn nhớ rất rõ PGS.TS Phùng Xuân Nhạ đã quyết tâm thuyết phục ĐHQGHN, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường dành một nguồn kinh phí ổn định hàng năm cho báo cáo này. Ông cũng giới thiệu sản phẩm với Hội đồng Lý luận Trung ương và được Hội đồng tiếp nhận. Thêm vào đó, các cán bộ ở Ban KHCN của ĐHQGHN, các thầy cô giáo, các phòng chức năng của  Trường ĐHKT đã luôn đồng hành hỗ trợ chúng tôi trên nhiều phương diện. Đó là niềm khích lệ to lớn đối với chúng tôi vì toàn bộ môi trường mà trong đó chúng tôi hoạt động là một thểthống nhất, cùng chia sẻ với công trình của chúng tôi.

Còn về khó khăn, chủ yếu bắt nguồn từ giới hạn năng lực và nguồn lực của chúng tôi trong việc bảo đảm duy trì sao cho chất lượng nghiên cứu liên tục được cải thiện, báo cáo sau có đóng góp nhiều hơn báo cáo trước. Ví dụ như khó khăn về chuyên môn là yêu cầu phát hiện, tìm hiểu những vấn đề kinh tế quan trọng liên tục biến đổi và tiến hóa trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Quy mô của báo cáo cũng như nguồn lực của nhóm nghiên cứu không cho phép chúng tôi giải quyết mọi vấn đề của  mỗi năm trong một báo cáo. Vì thế chúng tôi phải lựa chọn những chủ đề vừa thật có ý nghĩa lại có tính khả thi để chúng tôi thực hiện trong giới hạn thời gian và nguồn lực.

Bên cạnh đó, nguồn tài chính cũng là một áp lực với chúng tôi. Cho tới nay, tôi vẫn mong muốn giới doanh nghiệp, doanh nhân tham gia vào quá trình tài trợ cho các nghiên cứu thuộc báo cáo thường niên nói riêng, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách của chúng tôi nói chung. Nó thể hiện giới doanh nghiệp chia sẻ trách nhiệm của họ với những vấn đề chiến lược phát triển đất nước.

- PV: Báo cáo thường niên đã gây tiếng vang và có tầm ảnh hưởng lớn, nhóm tác giả có định hướng phát triển gì ở những lần xuất bản sau?

TS. Nguyễn Đức Thành: Chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi được nhận giải thưởng này. Đây là năm thứ 2 Giải thưởng Bảo Sơn được trao cho 2 lĩnh vực Phát triển bền vững và Y dược học. Lần thứ nhất, công trình "Điều tra, đánh giá, thống kê, quy hoạch các khu bảo tồn vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia” của nhóm tác giả do GS.TS Mai Trọng Nhuận, khi đó là Giám đốc ĐHQGHN chủ trì là công trình duy nhất được nhận giải. Đây là dự án đáp ứng đầy đủ tiêu chí quốc gia để đánh giá các vùng đất ngập nước, hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam được xây dựng thay vì sử dụng các công cụ của các tổ chức quốc tế.

Xoay quanh trục đó là hình thành nhóm nghiên cứu mạnh về kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế mang bản sắc riêng của ĐHQGHN cũng như khẳng định thương hiệu, góp phần nâng cao vị thế của Trường Đại học Kinh tế và ĐHQGHN trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế và tư vấn chiến lược về chính sách kinh tế, phục vụ đất nước. Chúng tôi cũng tiếp tục phát triển các sản phẩm mới, tinh hơn, nhanh hơn để phục vụ việc ban hành chính sách ở cấp cao. Ví dụ, các sản phẩm về báo cáo kinh tế hàng tháng, hàng quý theo dõi sát sao nền kinh tế, đồng thời cung cấp dự báo liên tục về diễn biến sắp tới, để phục vụ công tác hoạch định, giám sát chính sách ở cấp cao nhất. Các sản phẩm này đều được sử dụng trong các cuộc họp của Nhóm tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ và ở trong nội dung các cuộc họp Chính phủ hàng tháng. Vừa qua, ĐHQGHN và Ban Kinh tế Trung ương đã thỏa thuận hợp tác, trong đó có nội dung là chúng tôi sẽ cung cấp các báo cáo định kì về kinh tế Việt Nam cho Ban Kinh tế Trung ương.

Trong thời gian tới, chúng tôi nỗ lực phát triển để báo cáo được xuất bản hàng năm tại nước ngoài, thông qua một nhà xuất bản danh tiếng trong giới hàn lâm trên thế giới. Mục đích là để đưa ấn phẩm tới nhiều độc giả quốc tế hơn và giúp họ hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra tại Việt Nam.

- PV: Cảm ơn anh về những chia sẻ này!

Việt Hà (VNU-Media)